Quạt gỗ Nguyễn Văn Hạnh – Sản phẩm OCOP Duy Xuyên

quạt gỗ
    Chiếc Quạt Gỗ không chỉ đơn thuần là vật dùng để trang trí trên bàn, mà còn có công dụng để cắm bút, hộp card… thích hợp mọi người, mọi nơi như: phòng làm việc, quày tiếp tân, phòng khách. Chiếc Quạt Gỗ  được làm từ các vật liệu ..
 
    Quạt gỗ của Cơ sở Gỗ mỹ Nghệ Nguyễn Văn Hạnh ở 371, đường Điện Biên Phủ, thuộc khối phố Long Xuyên 1, thị trấn Nam Phước đăng ký sản phẩm OCOP. Hội đồng thẩm định, đánh giá và xếp hạng các dự án phát triển sản phẩm OCOP huyện Duy Xuyên tiến hành chấm điểm, đánh giá và xếp hạng đã tổ chức chấm điểm sản phẩm Quạt gỗ.  
 
    Thời gian qua, cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ của ông Nguyễn Văn Hạnh ở thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên) không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng và đã thành công bước đầu trong việc xây dựng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm – OCOP.
 
quạt gỗ

     Là người duy nhất trong làng còn giữ nghề truyền thống, ông Nguyễn Văn Hạnh cho biết, ngày trước cả làng Tiệm Rượu có 7 gia đình tham gia làm nghề, sau này cuộc sống khó khăn, các hộ không còn mặn mà với nghề mộc và đi tìm kế sinh nhai khác, chỉ còn lại gia đình ông. Để có thể sống với nghề, cách đây 30 năm ông Hạnh quyết định ra trung tâm thị trấn Nam Phước mở cơ sở.

>> Các Địa điểm du lịch Duy Xuyên

    Là người  có đôi bàn tay tài hoa và ý tưởng sâu xa của ônh Nguyễn Văn Hạnh (Cơ sở sản xuất mộc mỹ nghệ Nguyễn Văn Hạnh) đã khắc, chạm, thổi hồn biến khúc gỗ trở thành một biểu tượng có sức sống và được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận và trở thành yếu tố hết sức quan trọng để giữ gìn nghề truyền thống. Năm 2018 gỗ mỹ nghệ của cơ sở ông Hạnh được UBND tỉnh công nhận sản phẩm công nghiệp – nông thôn tiêu biểu, ông được Nhà nước công nhận nghệ nhân.

    Trên nền chiếc Quạt Gỗ được khắc họa bức tranh làng quê Quảng Nam với chùa Cầu- Di tích cổ biểu tượng cho Di sản Văn hóa Thế giới-Khu phố cổ Hội An. Nhìn ngắm chiếc Quạt Gỗ, ta sẽ cảm nhận lối kiến trúc cổ xưa, rêu phong, trầm mặc, dòng nước sông Hoài chảy êm đềm dưới chân cầu. Chiếc Quạt Gỗ được đặt trên một chiếc thương thuyền, gợi nhớ về một thời cảng thị Đàng Trong phồn thịnh sầm uất, thuyền bè tấp nập, thương lái lui tới làm ăn. Không những thế chiếc thuyền còn chuyển tải khát vọng và nghị lực vươn khơi xa, thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt, mọi việc hanh thông.

quạt gỗ

    Thừa hưởng “hoa tay” từ cha ông cùng với cái tâm, niềm đam mê với những thớ gỗ nên mỗi sản phẩm ông Hạnh tạo ra đều đảm bảo về mặt kỹ thuật, độ tinh xảo, được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận và trở thành yếu tố hết sức quan trọng để giữ gìn nghề truyền thống. Đặc biệt, năm 2018 gỗ mỹ nghệ của cơ sở ông Hạnh được UBND tỉnh công nhận sản phẩm công nghiệp – nông thôn tiêu biểu, ông được Nhà nước công nhận nghệ nhân.

>> Thuê xe ô tô tự lái Duy Xuyên

    Những năm gần đây, cơ sở của ông Hạnh trên đà phát triển tốt với doanh thu bán hàng mỗi năm không dưới 3,5 tỷ đồng. Năm 2020 này, ông Hạnh dự kiến doanh thu của cơ sở đạt hơn 4,1 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 lao động.

    Phát huy nghề truyền thống có từ bao đời, ông Hạnh không ngừng trăn trở, suy nghĩ sáng tạo sản phẩm mới. Đặc biệt, để tham gia Chương trình OCOP, ông đã nghĩ cách tạo ra sản phẩm mới lạ là chiếc quạt gỗ trên nền khắc họa bức tranh làng quê xứ Quảng với di tích Chùa Cầu – Hội An.

    Theo quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 3/1/2020, Quạt gỗ (Cơ sở sản xuất mộc mỹ nghệ Nguyễn Văn Hạnh) đã được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đặc biệt, ông Hạnh đã đầu tư 300 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí) mua sắm máy chạm khắc gỗ CNC trong công đoạn đục thô. Việc đầu tư chiếc máy sẽ giúp ông giảm một nửa công lao động trong quá trình xử lý nguyên liệu, qua đó năng suất lao động tăng cao, số lượng sản phẩm làm ra nhiều hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

    Ông Hạnh giới thiệu: “Chiếc quạt gỗ được làm khá gọn nên không chiếm nhiều không gian, thân thiện với môi trường. Ngắm chiếc quạt gỗ, người ta có thể cảm nhận lối kiến trúc cổ xưa, rêu phong, trầm mặc, dòng nước sông Hoài chảy êm đềm dưới chân cầu. Chiếc quạt gỗ được đặt trên một chiếc thương thuyền, gợi nhớ về một thời cảng thị Đàng Trong phồn thịnh sầm uất, thuyền bè tấp nập, thương lái thường xuyên lui tới làm ăn. Không những thế, chiếc thuyền còn chuyển tải khát vọng và nghị lực vươn ra khơi xa, thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt, mọi việc hanh thông”.

    Theo ông Hạnh, khách hàng có thể chọn chiếc quạt gỗ để trang trí trên bàn, phòng làm việc, quầy tiếp tân, phòng khách… Thông qua sản phẩm này, ông muốn có cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ, đem đến cho mọi người một sản phẩm độc đáo của làng quê. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy nghề truyền thống ở địa phương.

    “Trong thời gian đến, cơ sở của tôi sẽ tiếp tục chú trọng hoàn thiện sản phẩm. Đồng thời tôi mong muốn các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ trong khâu xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng gian hàng trưng bày. Cùng với đó, giúp đỡ tôi thực hiện việc đăng ký tem nhãn, mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với những cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước để xây dựng sản phẩm OCOP một cách bền vững” – ông Hạnh nói.

 Nguồn : Báo Quảng Nam

Trả lời