Tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp thánh địa Mỹ Sơn

  1. Giới thiệu về Mỹ Sơn

    Di sản Văn hóa Thế giới Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có vị trí tọa độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 15o515
Kinh độ Đông: 108o573
Quy hoạch bảo tồn và phát huy có tổng diện tích: 1.158 ha
– Mỹ Sơn cách Trà Kiệu (Kinh thành Simhapura) 20 km;
– Cách Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An 45 km;
– Cách cố đô Huế – Di sản Văn hóa Thế giới 145 km; 
– Cách thành phố Đà Nẵng 68 km.

Khám phá Thánh địa Mỹ Sơn
Kiệt tác Mỹ Sơn

        Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII), được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam á như Ăngko, Pagan, Bôrôbudua. 
        
        Kazik (Kazimierz – Kwiatkowski) – người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên “người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ –  thâm nghiêm – hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”
        
        Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.
       
       Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một khu di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại, ngày 4 tháng 12 năm 1999, tại thành phố Marr kesk – Nước cộng hòa Marocco, khu di tích Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO.

2. Lịch sử văn hóa Mỹ Sơn

Vào thế kỷ thứ IV, dưới vương triều Bhadravaman thung lũng Mỹ Sơn (nay thuộc xã Duy Phú – Duy Xuyên – Quảng Nam) được chọn làm thánh đô – trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chămpa. Thung lũng này có đường kính khoảng 2km, được bao bọc bởi các dãy núi cao. Gồm núi thiêng Mahaparvata hay thần Siva nằm về phía Nam. Núi Kucaka ở phía Tây. Núi Subala ở phía Đông. Dòng suối khởi nguồn từ ngọn núi thiêng chảy về hướng Bắc nối với sông Thu Bồn, tiếng Phạn là Mahanadi, hay nữ thần Ganga vợ của thần Siva. 

Địa điểm thung lũng nằm về phía Tây kinh thành Simhapura (Trà Kiệu) – trung tâm quyền lực, vùng cửa biển Đại Chiêm (Hội An) – trung tâm thương mại- Cù Lao Chàm án ngữ phía Đông. Phức hệ đất thiêng, núi thiêng, thành phố thiêng, cửa biển thiêng là phức hệ quan trọng trong việc hình thành và phát triển của Mỹ Sơn cũng như của tiểu quốc Amaravati (vùng Quảng Nam ngày nay). 


      Văn bia thế thỷ 13

Sự giao lưu văn hóa, tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ trong đó có tín ngưỡng tôn giáo. Hiudu giáo dần khẳng định vai trò trong xã hội Chămpa, chi phối mọi mặt đời sống chính trị – xã hội. Mỹ Sơn trở thành trung tâm tôn giáo cực thịch và quan trọng nhất của các vương triều Chăm cổ.
Mỹ Sơn là nơi xây dựng đền thờ, hành lễ, thờ tự. Nơi xác nhận với thần linh về sự trị vì của các đời vua Chăm. Nơi đền tháp được dựng lên để tưởng nhớ những chiến thắng và những cuộc chinh phục vĩ đại, đồng thời cũng là nơi các vị vua sau khi chết, linh hồn họ được quy tụ với các bật thánh thần của đạo Hindu, đặc biệt là thần Siva (đấng toàn năng), được coi là người sáng lập ra vương quốc Chămpa.

 Đương thời, tín ngưỡng thần Siva – đấng sáng tạo và hủy diệt của Ấn Độ giáo được hợp nhất với vua để thờ tự tại Mỹ Sơn. Ngôi đền đầu tiên được dựng  bằng gỗ, thờ thần – vua Bhadresvara là sự kết hợp theo dạng này (kết hợp tên thần Isvara – tức Siva – với tên vua Bhadravarman) thần được thờ dưới dạng biểu tượng bộ sinh thực khí. Bộ linga thờ này là biểu hiện cổ nhất của sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền ở Đông Nam á. 
 Hơn hai thế kỷ sau, vào khoảng giữa những năm 529 – 577, ngôi đền này không may bị hỏa hoạn.

Linga – Yoni

Chữ viết, kiến trúc còn lại cho thấy vào thế kỷ thứ VII Mỹ Sơn, vua Sambhuvarman đã phục hồi lại ngôi đền đầu tiên và quốc hiệu Chămpa đã xuất hiện trong bài minh của vua Sambhuvarman. Từ đó về sau, các vị vua sau khi lên ngôi đều cho xây dựng ở Mỹ Sơn những đền tháp mới hoặc tu bổ lại các ngôi đền cũ bị thời gian và chiến tranh hủy hoại. Vì vậy, Mỹ Sơn dần phát triển thành thánh địa của cả vương quốc.

 Năm 653, Prakasadharma lên ngôi đã xây nhiều đền thờ tại Mỹ Sơn, cúng dâng nhiều đất đai, của cải cho thần Srisambhubhadresvara. Ông là người dựng nên ngôi đền thờ thần Kuvera (Tài lộc) tại Mỹ Sơn.  
 Khoảng thời gian từ năm 749 đến năm 875 đã có một sự chuyển đổi về mặt chính trị khi sự trị vì vương quốc thuộc về thị tộc Cau (Kramukavamsa) ở phía Nam. Viraphura (thành phố Hùng Tráng) được chọn làm kinh đô. Một thánh địa mới ra đời đó là Pô Nagar ở vùng Kauthara (Nha Trang) thờ nữ thần mẹ của vương quốc. Thánh địa Srisambhubhadresvara(Mỹ Sơn) ít được chú ý hơn.
Cuối thế kỷ IX đạo Phật phát triển mạnh và có vai trò trong vương triều Chăm, trở thành quốc giáo, vua Indravarman II đặt lại kinh đô ở vùng Quảng Nam – Indrapura (thành phố Sấm Sét) và dựng Vihara (Phật viện) ở Đồng Dương (cách Trà Kiệu) 20km về phía Nam. Đây chính là thánh địa lớn thứ ba của vương quốc Chămpa.
 Sang đầu thế kỷ thứ X, Siva giáo được phục hưng, trong vương quyền đạo Phật mất dần vai trò. Thánh địa Mỹ Sơn được phục hồi lại. Các đền tháp cũ được tu bổ, hàng loạt thánh đường mới được xây dựng làm Mỹ Sơn có một bộ mặt mới. Đây là giai đoạn các công trình kiến trúc phát triển liên tục mà số lượng còn nhiều ở Mỹ Sơn.

Đồi Bửu Châu(Trà Kiệu) – Dấu tích kinh thành Simhapura

 Nhưng các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XI xảy ra giữa Chămpa với các quốc gia lâng bang đã tàn phá vương quốc Chămpa và các đền tháp ở khu vực Mỹ Sơn. Văn bia cổ ghi lại: “Quân thù đã xâm lược và thống trị đất nước…, đã phá sạch các tỉnh thành của vương quốc, đã cướp bóc ngôi đền Sriranabhadresvara. Vì vậy ngôi đền này bị bỏ hoang không còn thờ phụng gì nữa… Ngài (tức vua Hảivarman, trị vì từ 1074 đến khoảng 1081) đã đánh bại quân giặc và cho trùng tu lại đền Sriranabhadresvara…” Một bia ký khác chép rõ hơn: “Nhà vua sửa lại các ngôi tháp, các đền miếu và những nơi thờ tự khác dành cho việc thờ phụng Sriranabhadresvara và làm cho chúng trở nên hoàn toàn đẹp đẽ…”
 Các vua sau đó (Paramabodhisattva và Giaya Indravarman II) chỉ cúng của cải và đồ tế tự. Vua Harivarman V và Giaya Indravarman III có xây thêm những đền tháp nhỏ ở Mỹ Sơn. Đến năm 1149, Giaya Harivarman I lên ngôi lập kinh đô mới ở ViJaya ( Đồ Bàn, Bình Định) nhưng cũng cho tu bổ các thánh đường và dựng hai ngôi đền lớn ở Mỹ Sơn. Vị vua tiếp nối Indravarman IV không xây dựng nhiều nhưng dâng vàng bạc trang điểm dát lên mái các đền tháp. Số lượng kim loại quý đã sử dụng lên tới 1.470 kg (J. Boisselier: 1963)
 Năm 1234 đức vua Sri Jaya Paramesvaravaman II là vị vua cuối cùng có công trong việc tôn tạo Mỹ Sơn. Kể từ đó, những tài liệu về sau Mỹ Sơn không thấy được nhắc đến.

 Từ Simhapura, hay cảng biển Đại Chiêm sầm uất, nhiều mặt hàng như vàng, trầm hương, ngà voi, hồ tiêu… những sản vật quý được mang ra trao đổi tạo nên con đường thông thương giữa Chămpa với bên ngoài, giữa miền ngược và miền xuôi, đã mang lại sự giàu có cho các vương triều Chăm xây dựng kinh thành và thánh đô Mỹ Sơn, vừa là nơi giao thoa và tiếp biến những nền văn hóa khác nhau làm giàu tinh hoa dân tộc.


Con đường hải thương giữa Chămpa với các quốc gia cổ trung đại

 Trải dài gần mười thế kỷ, với lịch sử hình thành và nhiều thay đổi đi liền với sự phát triển của vương quốc Chămpa, cùng với sự kết hợp những mối liên hệ vùng, khu vực, số lượng đền tháp ngày một xây dựng nhiều hơn, Mỹ Sơn trở thành nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ, đặc sắc của nền nghệ thuật Chămpa. Nhiều phong cách kiến trúc Chămpa được khẳng định và phát triển trong quần thể di tích này. 
Với ý nghĩa là trung tâm tôn giáo của vương quốc cổ Chămpa. Di sản Mỹ Sơn có một vị trí tâm linh quan trọng của cộng đồng dân cư, là chổ dựa tinh thần của người Chăm xưa. Là công trình nghệ thuât độc đáo có giá trị đến ngày hôm nay. Nơi đây từng viên gạch, góc tháp đều khoát lên mình những giá trị lịch sử – văn hóa độc đáo được làm nên bằng những kỳ quan từ sức con người. 
Và sự bừng cháy của một nền văn minh Chăm rực rỡ.

3. Chức năng nhiệm vụ 

Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn được thành lập theo Quyết định số 4813/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2016 của UBND huyện Duy Xuyên thực hiện chức năng Quản lý Bảo tồn và Phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn – Di sản văn hóa thế giới.

Tổ chức quản lý, bảo vệ, xây dựng và khai thác bền vững Khu di sản văn hóa Mỹ Sơn theo đúng quy định pháp luật về di sản văn hoá, du lịch.

Xây dựng các phương án phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan thực hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến tình hình đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn cảnh quan văn hóa, phòng chống cháy rừng, thiên tai bão lụt…trong vùng di sản.

Bảo vệ và phát triển rừng; Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng thuộc địa bàn quản lý. 

Tổ chức nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học, lưu trữ tư liệu về các giá trị văn hóa Mỹ Sơn. Cùng các ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, các dự án bảo tồn, tôn tạo, phục hồi các di tích trong khu vực Khu di sản khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên gắn liền với Mỹ Sơn theo quy định của pháp luật hiện hành và phân cấp của UBND tỉnh Quảng Nam.

Tổ chức tuyên truyền giới thiệu các giá trị di sản Mỹ Sơn, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng tham gia bảo vệ và phát huy Di sản Mỹ Sơn.

Tổ chức các dịch vụ kinh doanh, hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác để tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch thương mại phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch, kinh tế-xã hội.

Xây dựng tổ chức quản lý có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đối với đội ngũ cán bộ đủ mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược bảo tồn và phát huy. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, chú trọng đào tạo chuyên gia kỹ thuật và thợ trùng tu lành nghề thực hiện trùng tu, bảo tồn Khu di tích. 

 

– Tham mưu cho Ban Giám đốc ra quyết định tuyển dụng, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ (trong diện được phân cấp), sắp xếp các phòng, đội. Quản lý xây dựng hồ sơ nhân sự, cập nhật bổ sung giải quyết các chế độ chính sách, bảo hiểm xã hội. Sắp xếp lịch công tác, cập nhật thông tin, phổ biến và thông tin về những quyết định của BQL đến các bộ phận, cá nhân.

– Xây dựng công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật, giúp BGĐ kiểm tra việc chấp hành pháp luật, luật lao động và nội quy, quy chế của cơ quan. 

– Tổng hợp tình hình, thống kê phân tích, báo cáo định kỳ hoạt động đơn vị cho BGĐ và UBND huyện. Xây dựng lịch làm việc, lịch giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan.

– Tổ chức công tác văn thư, quản lý con dấu theo pháp lệnh văn thư lưu trữ và bảo mật của Nhà nước. Nghiên cứu văn bản đến và đề xuất giải quyết với BGĐ. Theo dõi và đôn đốc thực hiện các công việc đã có kết luận (bằng văn bản) của BGĐ. 

– Phục vụ công tác lễ tân, tiếp khách cho BGĐ, các hội nghị, hội thảo, hội họp của cơ quan.

– Biên tập hoạt động trang thông tin Ban Quản lý, cung cấp thông tin về công tác bảo tồn, trùng tu, các giá trị di sản và hoạt động của Ban quản lý đến các doanh nghiệp, báo chí, trên các phương tiện thông tin khi được sự cho phép của lãnh đạo. 

– Theo dõi vấn đề trật tự an toàn trong đơn vị, giám sát việc thực hiện các phương án phòng chống cháy rừng và phòng chống lụt bão thiên tai.

– Quản lý, theo dõi điện nước, vệ sinh môi trường. Cung ứng các phương tiện và điều kiện làm việc cho cán bộ các phòng, đội trực thuộc.

– Lập hồ sơ thủ tục xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, theo dõi việc sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên tài sản, cũng như việc sử dụng bảo quản tài sản đúng mục đích.

– Lập phương án tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, nội quy, quy chế hoạt động của Ban, theo dõi tham mưu và tổ chức thực hiện sau khi có quyết định của BQL.

– Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Ban thực hiện công tác trong lĩnh vực chuyên môn về Bảo tồn, Bảo tàng. 

– Thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, bảo tàng: Kiểm tra, lập báo cáo định kỳ hiện trạng di tích và các hiện vật trưng bày tại khu Di tích Mỹ Sơn. Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu cho công chúng tại Bảo tàng. Đề xuất kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, tư liệu lịch sử liên quan đến văn hóa Chăm tại Mỹ Sơn. Quản lý sử dụng các thiết bị, tài sản theo quy định của pháp luật. 

– Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, gia cố cấp thiết di tích: Xây dựng kế hoạch gia cố, tu bổ cấp thiết di tích và tham gia giám sát, phối kết hợp thực hiện các Dự án bảo tồn di tích theo sự phân công của BGĐ.

– Giới thiệu trưng bày hiện vật, hình ảnh liên quan đến văn hoá Chăm tại Mỹ Sơn ở Bảo tàng Mỹ Sơn trong các lễ hội, triển lãm trong nước và quốc tế. 

– Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị chuyên ngành, phối hợp với các ngành chức năng phát hành sách, phim tư liệu liên quan đến Mỹ Sơn. 

– Tham mưu, đề xuất cho đơn vị trong lĩnh vực thuyết minh hướng dẫn, thiết lập tour…

– Thực hiện nhiệm vụ thông tin hướng dẫn các nguyên thủ quốc gia, các đoàn khách quốc tế, khách tham quan. 

– Thực hiện công việc biên, phiên dịch, sách, hội thảo quốc tế.

– Phối hợp với các đơn vị chức năng để giới thiệu và mở rộng các tour, tuyến du lịch mới trong và ngoài tỉnh.

– Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ di sản, cảnh quan di tích, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Mỹ Sơn.

– Tổ chức xây dựng phương án và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tình hình an ninh trật tự. Hướng dẫn khách tham quan không làm tổn hại đến di tích. Phát hiện xử lý lập biên bản những hành vi làm mất an ninh trật tự, xâm hại đến tài sản của công.

– Xây dựng kế hoạch, phương án khoanh vùng bảo vệ, theo dõi tuần tra bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phòng chống thiên tai, cảnh quan môi truờng. Phối hợp với các ngành chức năng, địa phương bảo vệ an ninh trật tự, ngăn chặn nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã làm ảnh hưởng đến hệ môi trường sinh thái trong khu vực khoanh cấm.

– Xây dựng hồ sơ hiện trạng cảnh quan di tích phục vụ nghiên cứu mở rộng để tổ chức phục hồi, tôn tạo nhằm trả lại giá trị cảnh quan môi trường di tích phục vụ lợi ích kinh tế – văn hóa – xã hội. 

– Xây dựng chương trình kế hoạch, phối hợp lập dự án khả thi để tôn tạo rừng tự nhiên, duy trì, bảo dưỡng cây xanh.

– Phối hợp với chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm trong công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, thiên tai, bảo vệ rừng.

– Phối hợp với Đội tự vệ, tham gia trực bảo vệ cơ quan 24/24 đặc biệt là trong các ngày lễ, tết.

– Sắp xếp các loại phương tiện đậu đỗ khách đúng quy định.

– Tham mưu, giúp Ban Quản lý xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, đề án phát triển dịch vụ. Nghiên cứu xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing, tổ chức khai thác và phát huy các tiềm năng kinh tế của Khu di sản, liên kết cung cầu du lịch.

– Phối hợp với các phòng ban và các đơn vị chức năng trong huyện, tỉnh để mở rộng, xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch. Kết hợp với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động du lịch.

– Tổ chức quản lý tài chính dịch vụ. 

– Thực hiện các chương trình nghệ thuật nhằm góp phần trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân gian Chăm.

– Biểu diễn VNDG Chăm phục vụ du khách tham quan tại Nhà Biểu diễn và Khu di tích.

– Tham gia đào tạo diễn viên tại chỗ, lập đề án sưu tầm trang bị nhạc cụ biểu diễn. 

– Tham gia triển lãm giao lưu văn hoá, quảng bá sản phẩm. 

– Dàn dựng các chương trình phục vụ lễ hội khi có yêu cầu của tổ chức, đơn đặt hàng của khách tham quan.

– Trung chuyển khách từ cầu Khe Thẻ vào khu vực tham quan bảo đảm an toàn tuyệt đối.

– Bảo dưỡng phương tiện xe, đuờng. 

– Thực hiện, kiểm tra định kỳ tu sửa nhỏ, tu sửa thường xuyên đúng quy định, nội quy của Ban và làm những công việc phân công khác khi có yêu cầu.

 

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

 

 

4. Kiến trúc nghệ thuật
 Với quá trình xây dựng liên tục suốt từ thế kỷ IV cho đến giữa thế kỷ XIII, các đền tháp ở Mỹ Sơn là những công trình kiến trúc chính thống của quốc gia và đều do các đời vua trị vì xây dựng, vì vậy có thể nói rằng đền tháp là nơi tập trung thể hiện những gì tiêu biểu nhất , tinh hoa nhất điển hình cho nền kiến trúc nghệ thuật đương thời với những dạng thể kiến trúc độc đáo. Hầu hết các phong cách kiến trúc đền tháp Chăm đều có mặt ở Mỹ Sơn và chính bản thân các đền tháp ở Mỹ Sơn lại tạo nên những tiêu chí cơ bản cho việc nhận diện phong cách kiến trúc nghệ thuật Chăm. 
 
 
  Hoa văn F1 thế kỷ 8 – 9
 
     Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể thánh địa như Mỹ Sơn là độc đáo và hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp. Có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau. Mỗi tháp có mỗi chức năng riêng. Tập trung thành từng nhóm, trong đó đền thờ chính nằm ở giữa, mỗi nhóm đều được bao quanh bởi những bức tường khá dày cũng bằng gạch. Cửa chính của tháp chính phần lớn quay về hướng Đông (hướng về thần linh). Một vài tháp lớn chính có thêm cửa hướng Tây. Trước mặt đền thờ chính (KaLan) là một tháp cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau: một cửa về hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính, tiếp với tháp cổng thường là căn nhà dài (Mandapa) có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi vốn là nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong các lễ cúng hiến cho thần linh. Xung quanh ngôi đchính là các ngôi đền nhỏ hoặc các công trình phụ. 
 

Tháp B5
 
 
Sự phân bố kiến trúc trong tổng thể
 
 
Người cầu nguyện
     Phong phú nhất trong kho tàng văn hóa Chăm Mỹ Sơn là hệ thống tượng thần, tu sĩ, hoa văn trang trí, cỏ cây, muôn thú. Thiên nhiên vũ trụ là sự giao hòa, đồng nhất. Tất cả được sáng tạo tỉ mỉ, cần mẫn cùng với cấu trúc đền thờ, không gian hành lễ ghi dấu những nghi thức tôn giáo, thờ cúng, thấm đượm niềm sung kính thiêng liêngnhưng vẫn mang tính khoáng đạt vốn rất đặt trưng của tâm hồn Chămpa. 
 
    Rực rỡ và thành công với mảng vật liệu nề,với kỹ thuật cao và hiện đại. Đền thờ đứng vững theo thời gian hàng ngàn năm. Biểu tượng cho một giai đoạn phát triển về mảng kiến trúc trong lịch sử xây dựng. Việc xử lí chất liệu thể hiện yếu tố kỹ mỹ thuật, những tính toán độ bền, kỹ thuật nung, tỉ lệ xây dựng, nền móng cho thấy bàn tay và khối óc tài hoa của người xưa.
     Không đồ sộ kỳ vĩ như Ăngko (Campuchia), Pagan (Myanma), Bôrôbudua Kala( Inđônêsia) nhưng Mỹ Sơn vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong nên nghệ thuật Đông Nam á bởi nó là khu di tích duy nhất của cả khu vực có thời gian phát triển liên tục gần 9 thế kỷ.
    Với lịch sử phát triển lâu dài, Mỹ Sơn trở thành mảnh đất để những kiệt tác nghệ thuật, những tinh hoa văn hóa bừng cháy. Nơi hội tụ của nhiều phong cách kiến trúc Chăm. Từ phong cách cổ (Mỹ Sơn E1),Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn A1, Ponaga, Bình Định. Tất cả thể hiện trên đất nung và đá sa thạch, vật liệu là thế mạnh của nghệ thuật Chămpa. 
Một kho tàng văn hóa rực rỡ, một bảo tàng sinh động, mang giá trị thẩm mỹ của nhân loại. Nghệ thuật Mỹ Sơn đã thể hiện đây là mảnh đất của sự khẳng định giao thoa của nhiều nền văn hóa. Trong đó đầu tiên là Ấn Độ thuần túy, sau đó là bản địa, cuối cùng là hội nhập.
Mỹ Sơn là một công trình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo có giá trị đến ngày hôm nay. 
 Một kỳ quan của tinh hoa nhân loại.
 
 

5. Cảnh quan Không gian Thánh địa

      Không gian Mỹ Sơn là sự thâm nghiêm của núi rừng, phảng phất nét tâm linh. Núi Mhadravata với độ cao 730m ( so với mực nước biển), tên gọi được chép trong văn bia đầu tiên tại Mỹ Sơn vào thế kỷ thứ IV. Nhiều giả thuyết cho rằng ngọn núi này là một đại Linga của thần Siva dựng trong lòng thung lũng – đại Yoni, tạo nên một bộ Linga – Yoni tự nhiên khổng lồ. Mahapavata được ví như ngọn núi Meru trong thần thoại Ấn Độ, nơi trú ngụ của thần linh. Xưa kia các thương thuyền nước ngoài đi lại trên biển Đông xem ngọn núi này như ngọn hải đăng và là cột mốt xác định vị trí thánh địa Mỹ Sơn cũng như vương quốc Chămpa. Từ đỉnh núi nhìn về Mỹ Sơn, những công trình đền tháp như ngọn đuốc sáng giữa màu xanh núi rừng.

 

Núi Mahadravara – Sông mẹ Thu Bồn

 

       Suối thiêng/sông thiêng chảy giữa lòng thung lũng tạo nên phức hệ núi đồi, sông suối mang đến trung tâm tôn giáo này những đa dạng của hệ sinh thái, vừa mang lại dòng nước quang năm trong lành cho lễ tẩy trần vào mùa Hindu. Một yếu tố địa văn háo độc đáo.

       Không gian bảo tồn Mỹ Sơn còn lưu giữ trong lòng nó nhiều động thực vật có giá trị khoa học và nghiên cứu. Thực vật có sến, trắc, lim, dẽ đỏ, tràm thị… động vật có gà gô, tắc kè bay, heo rừng, mang lớn…

 

 Đỉnh Răng Mèo( Mahadravara)

 

Vị trí sông mẹ Thu Bồn

      Thu Bồn là một trong những con sông chính và quan trọng của tiểu quốc Amaravati (vùng Quảng Nam) trong suốt những thời kỳ lịch sử của người Champa cổ cũng như người Kinh/Việt sau này. Sông thiêng Thu Bồn, còn gọi là Mahadani trong văn bia Chàm, tượng trưng cho nữ thần Ganga – vợ của thần Shiva.  
       Con sông nằm phía Bắc thung lũng Mỹ Sơn, bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh chảy từ Tây sang Đông. Dòng sông là con đường thủy huyết mạch giữa miền ngược với miền xuôi, giữa vùng núi, đồng bằng và vùng biển, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong mạng lưới thương mại đường sông của tiểu quốc Amaravati. Sông Thu Bồn còn được xem là “con đường muối”. Khu vực ven biển miền Trung có nhiều ngôi làng sản xuất muối, là mặt hàng thiết yếu để cung cấp cho các dân tộc sinh sống ở vùng trung du, và miền núi như người Katu.

 

Đỉnh Răng Mèo( Mahadravara) – Nhìn từ quốc lộ 1A

 

       Tiểu quốc Amaravati được hình thành dựa vào sông Thu Bồn, tại đây người Champa đã thiết lập ba trung tâm chính đó là một cảng-thị ở vùng cửa sông, trung tâm kinh tế; một kinh đô ở vùng Trà Kiệu, trung tâm quyền lực hoàng gia; một thánh đô tại Mỹ Sơn, trung tâm tín ngưỡng hoàng gia.

       Đây cũng là mô hình tiêu biểu cho các tiểu quốc khác trong vương quốc Champa, một vương quốc có nền kinh tế chính là hải thương được phát triển dựa vào các cảng-thị nối kết với con đường hải thương quốc tế hay là ‘con đường tơ lụa trên biển’ từ Đông sang Tây.

 

 

Trả lời