Du Lịch Đại Lộc,tìm hiểu về Đại Lộc từ A đến Z

Du Lịch Đại Lộc,tìm hiểu về Đại Lộc từ A đến Z

Đại Lộc không sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên đẹp như: thắng cảnh Khe Lim, hồ Khe Tân và Suối Mơ đã nằm trong danh mục khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh mà nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị của các nền văn hóa nổi tiếng như: Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt với nhiều di chỉ, di tích văn hóa – lịch sử thể hiện bề dày của vùng đất. Toàn huyện có 4 di tích lịch sử cấp quốc gia, 26 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, vùng đất này lưu giữ nhiều loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo.

1. Du lịch Suối Mơ

  • Nhiều năm qua, Suối Mơ (Đại Đồng, Đại Lộc Quảng Nam) đã trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái được rất nhiều người biết đến.
  • Suối Mơ có lòng khe rộng với nhiều những đoạn suối đẹp nằm ẩn hiện trong cánh những cánh rừng hoang vu, tịch mịch. Nhìn từ xa, con suối trong và xanh như những dải lụa mềm vắt qua từng khe đá. Có đoạn, suối chảy róc rách qua những lèn đá có đủ màu sắc, kích cỡ; c đoạn suối thì tuôn đổ, sủi bọt trắng xóa qua những ghềnh đá lớn, sản phẩm của tạo hóa ngàn năm.
  • Suối Mơ Đại Lộc có vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và quyến rũ được nhiều người đến tham quan thuộc thôn An Đinh, Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam.
  • Suối Mơ Đại Lộc với vẻ đẹp lãng mạng được giới trẻ và các cặp đội lựa chọn để tham quan trong các ngày lễ, dịp tết… Đến du lịch Suối Mơ, du khách có thể cảm nhận tiếng suối chảy róc rách cùng tiếng chim hót líu lo, tận hưởng dòng nước trong xanh suối và có thể đắm mình trong làn nước mát lạnh ấy.

1.1. Suối Mơ Đại Lộc nằm ở đâu?

  • Suối Mơ toạ lạc tại An Định, Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam và cách Hội An tầm 41 km, qua tỉnh lộ 609. Đường vào Suối Mơ Đại Lộc rất thơ mộng với những viên sỏi nhỏ tạo cảm giác êm và hạn chế trơn trượt, cùng những tảng đá lớn soi bóng xuống thác. Là địa điểm tuyệt vời để dừng chân, nghỉ ngơi và thư giản

1.2. Suối Mơ Đại Lộc có gì đẹp?

  • Quảng Nam là vùng đất có thiên nhiên bao phủ bởi, sông, suối, biển. Khách du lịch Quảng Nam có thể lựa chọn cho mình nhiều tour phù hợp như tour du lịch Cù Lao Chàm, tour về với biển xanh, tour sông nước Rừng dừa bảy mẫu…

1.3 Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ

  • Ngoài các tour trên du khách nhất định nên tham gia tour du lịch sinh thái suối Mơ, huyện Đại Lộc. Du lịch Suối Mơ có nhiều điểm đặc biệt khác với các điểm du lịch, đảm bảo du khách sẽ có được những cảm giác cực kỳ sản khoái sau chuyến tham đi của mình!
Suối Mơ Đại Lộc

Khách du lịch quốc tế hứng thú với phong cảnh thiên nhiên và đằm mình tại suối Mơ Đại (Ảnh: sưu tầm)

  • Suối Mơ, Đại Lộc độc đáo ở vẻ đẹp của những con thác tuôn trào dòng nước mạnh mẽ tựa mái tóc dài xõa trắng. Những con suối lao thẳng từ trên cao xuống mặt hồ trong xanh, va vào đá, bắn tung toé những giọt nước trắng xóa.
  • Tất cả như tạo nên một bản giao hưởng hòa cùng tiếng chim hót giữa núi rừng bao la.
  • Du khách có thể men theo các tảng đá vào sâu bên trong thì mới thấy được vẻ đẹp mê hồn của Suối Mơ.

1.4 Giản dị hòa mình với thiên nhiên

  • Để thả hồn mình vào dòng suối, du khách có thể ngâm mình vào dòng nước mát lành, ngắm trời đất bao la, được chim chóc thay nhau hót những bản tình ca êm dịu.
  • Cảm giác đó như đang được tắm tiên vậy, có mây, có núi, có hoa, có suối…. còn gì sánh bằng. Chỉ nghĩ đến đây thôi là mọi cảm giác mệt mỏi như được xua tan trong phút chốc.
  • Tắm suối xong, du khách có thể nằm nghỉ ngơi dưới những tảng lớn, chúng sẽ che nắng cho chúng ta mần một giấc say sưa quên hết sự đời.

1.5 Đường vào khu du lịch suối Mơ

  • Con đường mòn dẫn bạn vào sâu bên trong thác Suối Mơ, là những hòn đá cuội nhỏ nhắn, trải đầy đủ để chân bạn băng qua suối.
  • Đi xa hơn chút nữa, bạn sẽ thấy dòng nước len lỏi qua các mỏm đá, trước mắt là con đường đất đá nối dài trên sườn đồi. Vậy là, chúng ta đã đến một nơi đẹp như tưởng tượng.
Suối Mơ Đại Lộc

Suối Mơ Đại Lộc thu hút khách du lịch với xảnh quang thiên nhiên trong lành cùng dòng nước mát lạnh (Ảnh: sưu tầm)

1.6. Du lịch suối Mơ Đại Lộc vào mùa nào đẹp nhất?

  • Du lịch suối Mơ tốt nhất nên chọn mùa khô để đi, vì mùa này thời tiết khô ráo, không có bão lũ như mùa đông. Hơn nữa vào mùa khô, Suối Mơ rất đẹp, trăm hoa đua nở, thời tiết mát mẻ, rất thuận lợi để đi du lịch Suối Mơ, nên thời điểm từ tháng 4 – tháng 8 là phù hợp nhất nên đi du lịch suối Mơ.

1.7. Cách di chuyển đến suối Mơ Đại Lộc

  • Nói đến những địa điểm danh núi rừng nổi tiếng tại Quảng Nam như: Đồi chè Đông giang, Khe Lim, Ngầm Đôi, Thác Grăng, hồ Phú Ninh… Nhưng suối Mơ Đại Lộc được đa số khách du lịch yêu thích.

 

Suối Mơ Đại Lộc

Suối Mơ Đại Lộc với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ (Ảnh: sưu tầm)

1.8 Đi tới suối Mơ Đại Lộc từ Hội An

  • Từ Hội An đi khoảng 41 km, theo tỉnh lộ 609, rẽ phải tại cơ sở chế biến Lâm Sản Mai Đức Nhiều, rẽ phải tại cà phê Hương Cau thị trấn Ái Nghĩa. Sau đó rẽ trái QL14B khoảng tầm 12 km và tiếp tục đi thẳng là đến khu du lịch Suối Mơ, Đại Lộc, Quảng Nam

1.9 Đến suối Mơ Đại Lộc từ Đà Nẵng

  • Từ Đà Nẵng đi theo quốc lộ 1A hướng về Quảng Nam, đến ngã ba Ái Nghĩa, tiếp tục di chuyển theo quốc lộ 14B theo hướng Tây, di chuyển khoảng 12 km là sẽ đến khu du lịch Suối Mơ Đại Lộc.

1.10. Ăn gì ngon tại suối Mơ Đại Lộc?

  • Du lịch suối Mơ du khách sẽ được phục vụ các món đặc sản vùng miền ngon cực và chất, mang hương vị đậm đà của một xứ Quảng: mì quảng, cao lầu, bánh tráng cuốn với thịt heo, bê thui Cầu Mống, bánh tráng đập…

Ăn gì ngon tại suối Mơ Đại Lộc

2. Du lịch Khe Lim

  • Từ thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc Quảng Nam, theo con đường quốc lộ 14B khoảng 20 km về phía Tây, bạn sẽ đến với thắng cảnh tên là Khe Lim. Từ trên đỉnh núi Am Thông, có một dòng nước ngày đêm đổ xuống dòng suối với rất nhiều tảng đá lớn nhỏ nằm xếp chồng lên nhau, tạo thành rất nhiều thác nước tung bọt trắng xoá rồi âm thầm chảy ra con sông Vu Gia để cùng xuôi về với biển. Dọc hai bên bờ suối thì có những cánh rừng nguyên sinh, các thảm thực vật quanh năm xanh tốt. Cùng với các dãy Hio – Hiu sừng sững ở phía Nam và dãy đồi núi nhấp nhô phía Tây Bắc, tất cả đã tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Trên đỉnh thác nước ở Khe Lim vẫn còn dấu tích Chùa Am với các giai thoại dân gian huyền bí.
  • du lịch Khe Lim đại lộcKhe Lim bắt nguồn từ đỉnh núi Am Thông, ở độ cao 882m so với mực nước biển. Đây là nơi có nhiều loài cây gỗ Lim, có lẽ vì vậy mà địa danh này được gọi là Khe Lim. Tại Khe Lim cảnh vật thiên nhiên vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có với những dòng nước nhiều tầng, bậc đổ xuống từ độ cao khoảng 100m với dòng nước có lúc rộng tới 20m ở trong khu vực rừng nguyên sinh hoang sơ, yên bình, có hệ thống động thực vật phong phú… Tất cả tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, sơn thủy và hữu tình làm lao lòng du khách, xua tan đi mệt mỏi của hành trình khám phá Khe Lim của các phượt thủ.
  • Ngước mắt lên lưng chừng núi, bạn sẽ bị thu hút bởi chằng chịt những con thác đang tung bọt trắng xóa, phủ lên lên những tán cây xanh, quyện hòa với ánh nắng vàng rực rỡ tạo nên chiếc cầu vồng nhiều màu sắc thật long lanh, huyền diệu, đôi lúc lại thật giống với bảng màu đổ vội loang lổ mà đầy nghệ thuật của người nghệ sĩ rừng xanh, những cảnh đẹp đắm say lòng người. Chỉ tiếc là hồi đó mình đi chưa có máy xịn nên không lột tả được hết những vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho Khe Lim.

du lịch Khe Lim đại lộc

  •  

    Vẻ đẹp hoang sơ của Khe lim mà ít nơi nào có được. Bạn sẽ chứng kiến được những bãi đá màu vàng, xanh với những hình thú kỳ quái cũng tạo nên sức hấp dẫn cho nơi đây.

  •  

    Trong này rất yên tĩnh, chỉ có tiếng chim hót, đôi khi có tiếng vài loài thú nào đó kêu thánh thót trong rừng bạt ngàn.

  •  

    Khe Lim đẹp không chỉ riêng ngọn nước từ trên cao đổ xuống mà cả toàn cảnh của nơi này nữa. Hai bên bờ dòng suối là những cánh rừng nguyên sinh yên ả với thảm động thực vật phong phú bao la xanh thẳm, quanh năm có nhiều hoa, lan rừng toả ngát mùi hương.

du lịch Khe Lim đại lộc

  • Hai bên bờ suối ở địa điểm du lịch này là những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn yên bình với các loài động vật và thực vật phong phú, đa dạng mang trên mình một màu xanh tươi tràn đầy sức sống của thiên nhiên, nơi đây khí hậu ôn hoà giúp cho hoa cỏ phát triển mạnh mẽ, lan rừng nở bung khoe sắc và toả ngát hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng trong làn gió trời mang lại sự thanh tịnh đến thư thái cho du khách. Trong bức tranh của ngàn hoa khoe sắc, của cây cối tốt tươi ấy nổi bật lên hình ảnh sừng sững của dãy núi Hio Hiu ở phía Nam khiến cho ai đã từng đặt chân đến đây đều ngỡ ngàng, yêu mến.

du lịch Khe Lim đại lộc

  •  

    Càng lên cao và đi sâu vào bên trong, rừng cây càng rậm rạp, dây leo chằng chịt, đan xen vào nhau nên dù trời có vào thời tiết mùa hè với ánh nắng chói chang nhưng không khí ở đây vẫn thật mát mẻ, dễ chịu. Hết đoạn đường núi cheo leo, hiểm trở, một không gian cảnh đẹp mở ra trước tầm mắt của du khách thật bao la với trời xanh, mây trắng, núi rừng trùng điệp, với dòng suối trong vắt, réo rắt như tiếng đàn du dương của ai đó vọng lại, trong tiếng rì rào, xào xạc của lá cây và đôi lúc là âm thanh chao nghiêng thật khẽ của những chiếc lá vàng trên những ghềnh đá lớn mặt phẳng, chiều rộng cỡ phải 4 hay 5 người ôm mới xuể với màu nâu xám, vàng, xanh rêu mang những hình thù kỳ bí, nơi đây đủ cho hàng chục du khách vui chơi, nghỉ ngơi, ngâm mình tắm trong làn nước mát lịm của con suối.

du lịch Khe Lim đại lộc

  •  

    Ngước mắt lên lưng chừng núi, du khách sẽ bị thu hút bởi chằng chịt những con thác đang tung bọt trắng xóa, phủ lên lên những tán cây xanh, quyện hòa với ánh nắng vàng rực rỡ tạo nên chiếc cầu vồng nhiều màu sắc thật long lanh, huyền diệu, đôi lúc lại thật giống với bảng màu đổ vội loang lổ mà đầy nghệ thuật của người nghệ sĩ rừng xanh, những cảnh đẹp đắm say lòng người.

  •  

    Một bầu không khí trong lành đang chào đón, du khách hãy hít thở thật sâu để hưởng thụ không khí trong lành của núi rừng, thiên nhiên mà cảm thấy trong lòng thư thái, bao mệt mỏi, lo toan đời thường dường như cũng tan biến theo bọt nước trắng xóa, được lắng nghe những câu chuyện về dấu tích Chùa Am trên đỉnh núi Am Thông với những giai thoại dân gian huyền bí được người dân truyền cho nhau từ đời này qua đời khác.

3. Du lịch Đỉnh Am Thông

  • Bằng Am,hay còn gọi là Am Thông hay Tùng Sơn, chính là dãy núi đá vôi cao 830m so với mực nước biển tọa lạc ở khu vực xã Đại Hồng, Đại Lộc Quảng Nam. Nơi đây như là một chốn bồng lai, chính là nơi bạn có thể đón những tia nắng đầu tiên của ánh bình minh và ánh tà dương muộn hạ dần sau núi đồi. 
  • Hướng dẫn đường đi đỉnh Am Thông (đỉnh Bằng Am)

    3.1. Đường đi từ Hội An đến đỉnh Am Thông Quảng Nam

    Xuất phát từ Hội An, bạn hãy đi theo hướng Hồ Nghinh qua cầu Bình Long, tiếp tục đi theo đường Hùng Vương rẽ phải ra đường Quang Trung đến QL 14B. Sau đó, bạn đi tiếp sẽ đến Khe Lim, chạy qua khoảng 3,7km là đến chân núi. Chạy thêm 7km nữa, bạn chú ý quan sát bên tay trái sẽ thấy một ngôi chùa. Tại đây bạn có thể xin gửi nhờ xe và bắt đầu hành trình lên núi.

du lịch Đỉnh Am Thông đại lộc

  •  

    3.2. Hướng dẫn leo đỉnh Am Thông an toàn

    Đường lên đỉnh Am Thông khá hiểm trở với vách đá dựng đứng và những con dốc ngoằn ngoèo. Để lên đến đỉnh núi, bạn sẽ mất khoảng 3 giờ và đi theo chỉ dẫn như sau:

    • Đi từ chân núi lên dốc cao đầu tiên, gặp ngã 3 rẽ trái;
    • Đi tiếp thấy một con suối nhỏ nằm vắt ngang đường mòn, tiếp tục đi đến ngã 3. Tại đây có 1 gốc cây khô cao ngang đùi có dấu mũi tên được khắc bằng rựa chỉ hướng đi sang phải;
    • Nếu muốn đi đường mòn lên đỉnh Am Thông, bạn hãy rẽ phải;
    • Trường hợp muốn khám phá và có kinh nghiệm trekking thì bạn hãy rẽ trái, cung đường này sẽ khó đi hơn. 

du lịch Đỉnh Am Thông đại lộc

  •  Đỉnh Am Thông Đại Hồng Đại Lộc Quảng Nam có gì đẹp?

    Trên đỉnh Am Thông là vùng đất bằng phẳng với thảm thực vật tươi tốt, phong cảnh hữu tình, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị mà bạn đừng bỏ lỡ: 

    3.3. Đón bình minh và hoàng hôn bình yên giữa đại ngàn

    Ánh bình minh giữa đại ngàn rực rỡ, những giọt sương mai còn đọng lại trên tán cây ngọn cỏ cùng những đám mây trắng xóa bồng bềnh trôi nhẹ sẽ là khung cảnh đáng giá dành cho bạn khi đến đỉnh Am Thông. Buổi trưa là những vạt nắng vàng ấm áp và hoàng hôn hiện lên như hòn than đỏ lung linh khắp cả vùng trời. Bạn hãy đến Am Thông để tìm thấy những mảng màu rực rỡ của thiên nhiên tươi đẹp nhé.

du lịch Đỉnh Am Thông đại lộc

  •  

    3.4. Chiêm ngưỡng thảm thực vật rực rỡ của đỉnh Am Thông

    Đỉnh Am Thông được phủ xanh bởi thảm thực vật tươi tốt, gồm những gốc thông lá kim già cỗi, một vài loài dương xỉ, bụi sim, địa lan và cây chổi,… Thung lũng trên đỉnh núi này còn có phong cảnh hữu tình cùng tiếng vi vu của gió, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót và âm điệu du dương của các loài côn trùng. Bạn sẽ cảm thấy như được đắm chìm vào bức tranh thiên nhiên sống động, rực rỡ đủ âm thanh và màu sắc. 

  • du lịch Đỉnh Am Thông đại lộc

 

4. Khu địa đạo Phú An – Phú Xuân

  • Khu địa đạo Phú An – Phú Xuân chính là địa đạo nổi tiếng trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Phú An – Phú Xuân chính là tên gọi của một làng quê hình thành nên bên bờ Bắc sông Thu Bồn ngay từ buổi đầu sơ khai. Hiện Phú An – Phú Xuân là thuộc xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc Quảng Nam nơi đây còn gắn với một địa đạo trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân dân ta, của những người dân vùng B Đại Lộc.
  • Xứ Quảng – cái tên nhắc đến nghe đã thấy rất đỗi thân thương và địa đạo Phú An – Phú Xuân di tích lịch sử cấp quốc gia này cùng với Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã góp phần khiến vùng đất nắng gió trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử cội nguồn cũng như có những giây phút nghỉ ngơi tại những bãi biển nổi tiếng.

Khu địa đạo Phú An – Phú Xuân 2

Nằm ngay cạnh dòng sông Thu Bồn hiền hòa, địa đạo Phú An, Phú Xuân nay thuộc xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nói đến những con người của vùng B Đại Lộc nơi đây thì là cả một niềm tự hào, trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ vô cùng khốc liệt, người dân vùng đất này đã trở thành những người anh hùng áo vải, kể cả là những người đã từng ra tiền tuyến hay những người phụ nữ quen bếp núc, những người nông dân chỉ biết làm ruộng cũng đều dốc sức đồng lòng, đứng lên để bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống địa đạo này rất lớn kéo dài qua rất nhiều thôn như Phú Bình, Phú Long, Phú Phong và có lẽ tập trung nhiều hơn cả là ở hai thôn Phú An và Phú Xuân. Không chỉ vậy, nơi đây còn chính là bàn đạp để giúp cho quân và dân ta giành thắng lợi tại mặt trận khu V lúc chống Mỹ bấy giờ, góp phần thúc đẩy và tạo cơ hội cho cuộc nổi dậy mùa xuân năm 1975 chính tại khu V và Quảng Nam – Đà Nẵng.

Khu địa đạo Phú An – Phú Xuân 2

Một lối xuống bên dưới hầm địa đạo (Ảnh ST)

  • Lịch sử ghi chép lại, khi Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1965, chúng tiến hành càn quét tất cả mọi thứ để có thể mở rộng được lãnh địa chiếm đóng ở vùng đất Quảng Nam bằng cách xây dựng những đồn bốt, tổ chức những cuộc hành quân đánh phá dân và quân ta. Không để cho chúng lộng hành như vậy nên các lực lượng vũ trang đã tổ chức các huấn luyện cho nhân dân Đại Lộc xây dựng hàng rào chiến đấu, xây dựng thiết kế những chướng ngại vật, bẫy, đánh sập những hệ thống cầu cống của giặc. Ngoài ra quân ta còn làm nhiều hầm chống phi pháo, hầm bí mật, hào giao thông, hầm cất giấu tài sản để các lực lượng vũ trang chiến đấu, bám trụ, bảo vệ cho sự an toàn của nhân dân trong thôn. Trong thời điểm căng thẳng chiến tranh đó thì từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 4 năm 1967, địa đạo Phú An – Phú Xuân do sự chỉ huy của đồng chí Phan Thanh Thủ là Bí thư Huyện ủy Đại Lộc đã hoàn thành. Tất cả mọi người dân trong thôn, quân dân, lực lượng vũ trang đều ra sức xây dựng cả ngày lẫn đêm, được chia nhiệm vụ, mỗi tổ có 15 người và mỗi người phải hoàn thành 7m địa đạo để nhiệm vụ được hoàn thành nhanh chóng phục vụ chiến đấu. Để không bị địch phát hiện ra địa đạo, ta mang đất đổ ra bờ sông hoặc những hố bom, quân địch sẽ không mảy may nghi ngờ.
Khu địa đạo Phú An – Phú Xuân 2
  • Năm 2009, dự án trùng tu lại địa đạo được phê duyệt và tiến hành với nguồn kinh phí hơn 2 tỷ đồng (Ảnh ST)
  • Nằm sâu trong lòng đất với chiều dài gần 1000m, địa đạo có tới 21 ngõ ngách vô cùng phức tạp xuyên qua những bụi cây, lũy tre và cả nhà dân, cùng với đó thì hệ thống hào giao thông và đường giao thông chằng chịt xung quanh. Tùy thuộc vào địa chất, địa hình nên lòng địa đạo sẽ rộng hẹp khác nhau, 2m là chô sâu nhất trong đó. Ngoài ra những lỗ thông hơi hay các ngách đều được bố trí phù hợp để có thể tránh sự phát hiện của quân địch cũng như hỗ trợ nhau trong khi chiến đấu. Khoảng 20m thì lại có một lỗ thông hơi và hầm cá nhân để tránh các phi pháo bất ngờ cho quân ta khi chưa kịp xuống địa đạo tránh, cũng có nhiều nhánh nhỏ nối liền hai khu giao thông hào đến khu tác chiến, cảnh giới khi địch tổ chức hành quân. Những hầm cấp cứu, hầm chỉ huy, hầm hội họp và hầm cất trữ lương thực đều có trong địa đạo.
Khu địa đạo Phú An – Phú Xuân 2

Nơi đây dần trở thành điểm đến thu hút khách du lịch tìm hiểu về lịch sử cội nguồn (Ảnh ST)

  • Từ ngày hoàn thành địa đạo Phú An liên tiếp nhận những cán bộ và quân chủ lực từ hậu phương lớn đến tham gia bổ sung cho chiến trường. Từ những năm 1965 đến năm 1972, đây đều là nơi làm việc và hội họp của Đặc khu ủy Quảng Đà, Khu ủy khu V, mặt trận 44, ngoài ra cũng là căn cứ trú chân an toàn với những đồng chí cán bộ chủ chốt như Đại tướng Chu Huy Mân – Nguyên Phó Bí thư Tư lệnh quân Kh V, Võ Chí Công – nguyên Bí Thư ủy khu V, Đại tướng Đoàn Khuê – Nguyên Phó Chính ủy khu V, Cố Đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương – Nguyên Thường vụ Đặc khu ủy – Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng mặt trận 44 cùng rất nhiều những vị lãnh đạp, tướng lĩnh khác đã từng công tác,chiến đấu ở chiến trường Quảng Đà.
Khu địa đạo Phú An – Phú Xuân 2

Bên trong địa đạo (Ảnh ST)

  • Cho đến ngày nay, địa đạo gần như đã bị hư hại và nhiều đoạn bị lún sụp, mất dấu dưới các lũy tre hoặc bị người dân phá bỏ để có đất làm nhà, canh tác, xây dựng các công trình khác phía trên, những đoạn đường nào còn nguyên vẹn thì cũng bị nước thấm ngập hết. Tuy nhiên đến năm 2009, thì nơi đây đã được đầu tư với kinh phí hơn 2 tỷ đồng để trùng tu tôn tạo lại để thành điểm tham quan di tích lịch sử địa đạo Phú An như hiện nay. Theo cán bộ Ban Quản lý dự án, ông Nguyễn Phước Dũng thì trong quá trình trùng tu, vẫn sẽ cố gắng giữ nguyên gốc của di tích nhưng yếu tố thẩm mỹ và sự an toàn vẫn sẽ được chú trọng, do đó vách và trần địa đạo được chèn bằng bê tông cốt thép và bên trong phun vữa giả đất, có những hốc nhỏ lắp đèn điện để thuận tiện cho du khách ghé tham quan, tìm hiểu. Đối với phần nhà chỉ huy, nơi hội họp thì sẽ được cho phục dựng theo lối kiến trúc của địa phương và các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày cũng được phục chế lại nguyên trạng như trước để có cái nhìn chân thực những về những năm tháng trước kia của quân dân địa phương, với tường bao che được xây gạch, trát vữa, khung chịu lực bằng gỗ, mái lợp ngói vẩy cá, cửa gỗ, nơi đây sẽ là khu trưng bày và đón tiếp giới thiệu về lịch sử di tích để du khách tham quan hiểu rõ hơn.
Khu địa đạo Phú An – Phú Xuân 2

Nơi đây góp phần giáo dục về truyền thống cách mạng hào hùng để thế hệ nay và mai sau luôn nhớ đến (Ảnh ST)

  • Việc triển khai dự án là việc làm cấp thiết mang nhiều ý nghĩa, không chỉ bảo vệ được di tích mà còn làm cho nơi đây thu hút khách du lịch trong và ngoài nước ghé đến tìm hiểu, còn giúp cho những thế hệ học sinh từ mầm non đến đại học được giáo dục hơn nữa về truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc để cho các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ luôn nhớ về mảnh đất với những con người anh hùng kiên trung, gan dạ, bền bỉ và sáng tạo.

5. Du lịch Làng Hương

  • Làng hương Phú Lộc, nay nằm tại khối Trung An, thị trấn Ái Nghĩa, thuộc huyện Đại Lộc Quảng Nam, là một trong những làng hương truyền thống lâu đời nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam.
  • Có thể nói rằng, qua hàng trăm năm với bao vật đổi sao dời nhưng nghề làm hương truyền thống Phú Lộc vẫn được duy trì và phát triển đến hôm nay. Ghé thăm làng nghề, đặc biệt là vào tháng mười một, tháng chạp âm lịch, thời điểm cận Tết, du khách gần xa sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy dọc hai bên đường hương phơi đầy trước sân, ngoài ngõ. Có cả nhà phơi bằng nong, lại có nhà phơi bằng giàn. Khách như lạc vào một thế giới khác, thế giới đầy sắc và hương. Đó chính là mùa rộn ràng nhất trong năm, không chỉ để phục vụ Tết mà còn kéo dài đến rằm tháng Giêng, một trong ba rằm lớn trong năm…

 

6. Du lịch Sông Cùng

Sông Cùng thuộc thôn Hà Dục Bắc, xã Đại Lãnh, Đại Lộc Quảng Nam. Theo truyền thuyết sông Cùng còn có tên gọi Suối Tiên. Sông Cùng có một dòng khe rộng với nhiều vách đá dựng tạo nền cảnh quan thiên nhiên thơ mộng được xếp vào loại thắng cảnh của Đại Lộc.

7. Chiến thắng Thượng Đức


Thượng Đức nằm tại huyện Đại Lộc Quảng Nam.

Thượng Đức trước 1975 là căn cứ quân sự với hệ thống phòng thủ kiên cố được chế độ Sài Gòn mệnh danh là “cánh cửa thép”. 1974, sau 10 ngày chiến đấu khốc liệt, Thượng Đức được giải phóng. Chiến thắng Thượng Đức tạo cơ sở để Bộ Chính Trị quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Năm 2002, địa điểm Chiến thắng Thượng Đức được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

8. Chùa Cổ Lâm

Cổ Lâm là một trong những ngôi chùa cổ Đại Lộc Quảng Nam. Chùa này được xây dựng vào năm 1687.

Chùa Cổ Lâm này nằm trong quần thể khu du lịch Suối Mơ (Đại Đồng, Đại Lộc). Từ thành phố Đà Nẵng, thì chưa đầy một giờ xe máy, bạn đã có mặt ở khu du lịch sinh thái này. Để rồi, sau những giờ phút thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên thơ mộng mà lại hùng vĩ, bạn có thể làm một cuộc hành hương về với chùa Cổ Lâm – một di tích lịch sử gắn với những hoạt động cứu nước của chí sĩ Trần Cao Vân.

10. Đập hồ nước Khe Tân 

Hồ chứa nước Khe Tân thuộc huyện Đại Lộc Quảng Nam, nằm trên trục đường 14B từ Đà Nẵng đến Đường Hồ Chí Minh. Hồ được kiến tạo ở độ cao đến 300 mét so với mặt nước biển với lưu vực hồ rộng đến 840ha, dung tích đến 46 triệu mét khối nước.

Ngoài chức năng cung cấp chức năng nước tưới cho hàng nghìn héc ta lúa và hoa màu ở tại 7 xã vùng B tại Đại Lộc, hồ chứa nước Khe Tân còn là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho những khách du lịch muốn đến Đại Lộc Quảng Nam.

Trong lòng hồ có đến hàng chục các hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên một phong cảnh hữu tình. Thuyền du lịch sẽ đưa du khách đến suối Róc Rách, suối Dụ… để ngắm ngọn thác đổ trắng xóa nằm giữa những khu rừng nguyên sơ. Trong lòng suối có rất nhiều nhũ đá trông rất đẹp mắt. Rừng nguyên sinh An Bằng, Hữu Niên nằm đan xen với rừng trồng với nhiều những loại thực vật như cồng, chò, dẻ, kiền kiền, dầu rái và rất nhiều chủng loại như chim muông, con vật như nai, mang, nhím, chồn, gà rừng, heo rừng, cu ngói, chim mía, cò trắng… tạo nên một sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên hoang sơ đầy hấp dẫn.

 

11. Làng trống Lâm Yên

Vị trí: Lâm Yên chính là vùng tứ châu của bốn địa giới gộp lại là: Lâm Tây, Lâm An, Lâm Ðại, Lâm Trung nay là ấp Nam xã Ðại Minh, huyện Đại Lộc Quảng Nam.

Đặc điểm: Nghề làm trống ở Lâm Yên chỉ là nghề phụ nhưng những sản phẩm của họ làm ra thì rất được khách ưa chuộng. Hằng năm từ 1500 đến 2000 sản phẩm các loại đều được bán ra thị trường, có khi sản phẩm của họ vào tận các tỉnh Tây Nguyên và cả những miền Ðông Nam Bộ.

 

Để lại một bình luận