Tiềm năng để phát triển du lịch Di tích ở Điện Bàn

Tiềm năng để phát triển du lịch Di tích ở Điện Bàn

    Đến nay cả Điện Bàn có 41 di tích lịch sử – văn hóa, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia (Lăng mộ Hoàng Diệu, tháp Bằng An, lăng mộ Trần Quý Cáp, Giếng Nhà Nhì – nơi chiến đấu của Bảy dũng sĩ Điện Ngọc) và 37 di tích cấp tỉnh.

    Về cảnh quang thiên nhiên, Điện Bàn có bãi biển Hà My nguyên sơ, thu hút du khách cùng nhiều nhà đầu tư, tạo nên các khu du lịch resort 5 sao nổi tiếng: The Nam Hai, Kim Vinh, Đại Dương Xanh, sân golf của Sài Thành…; một khu du lịch ‘bảo tàng tre Việt’ trên đồi Bồ Bồ (Điện Tiến), hay các bến thuyền du lịch với tour sông nước Thu Bồn…

   Bên cạnh đó là những làng nghề “vang bóng một thời”: những triền dâu xanh ngút mắt, một làng đúc đồng Phước Kiều nức tiếng gần xa, với những nghệ nhân thẩm âm cồng chiêng rất hiếm hoi của một nền nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của nhân loại. Một làng bánh tráng Phú Chiêm vẫn giữ lại hương vị nguyên thuỷ của món mì Quảng xưa. Đó là nước mắm Hà Quảng, dệt Nông Sơn, mây tre An Thanh, chiếu chẻ Chiêm Tây, con đường bê thui, bò tái… Hay làng đúc đồng Phước Kiều là điểm dừng trong các tour du lịch làng nghề trên con đường Di sản…

    Thị xã Điện Bàn nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Với vị trí thuận lợi khi giáp ranh với thành phố Đà Nẵng, một thành phố trẻ đầy tiềm năng phát triển du lịch và nằm giữa hai di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An của thành phố Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn của huyện Duy Xuyên. Hiện nay, Điện Bàn đang dần được du khách biết đến qua các địa điểm du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa, dã ngoại… tại các địa điểm như: điểm du lịch cộng đồng Triêm Tây, các địa địa điểm du lịch sinh thái như: Bến Đường, Rừng Hà Gia, Đồi Bồ Bồ hay những địa chỉ đỏ du lịch Điện Bàn như: Bảo tàng Điện Bàn, Nhà lưu niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi…

    Hiện nay, Điện Bàn đang có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó có đóng góp từ những di tích lịch sử – văn hóa của thị xã. Tính đến đầu năm 2020, thị xã Điện Bàn có 61 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 6 di tích cấp quốc gia và 55 di tích cấp tỉnh. Di tích ở Điện Bàn đa dạng về loại hình. Từ loại hình di tích lịch sử cách mạng như: Địa điểm chiến thắng Đồn Ngũ Giáp, Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc, Đồi Bồ Bồ…, loại hình di tích lịch sử văn hóa có mộ các danh nhân, đình làng, các địa điểm tôn giáo, tín ngưỡng…, loại hình di tích kiến trúc có Nhà cổ Nguyễn Nho Phán, Tháp Bằng An, loại hình di tích khảo cổ có Dinh trấn Thanh Chiêm và một số cụm khảo cổ Sa Huỳnh,… Mỗi di tích mang một giá trị lịch sử văn hóa riêng đã và đang góp phần tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch của địa phương.Du lịch Điện Bàn với dịch vụ xe du lịch Điện Bàn 7, 16,29,45 chỗ


1. Thực hành tập huấn Thuyết minh viên tại Nhà lưu niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi

    Được biết đến là một vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, với những danh xưng cao quý như: “Ngũ phụng tề phi”, “Ngũ tử đăng khoa”, Điện Bàn là điểm đến của vùng đất học, nơi có nhiều di tích mộ danh nhân, chí sĩ nổi tiếng như Di tích mộ Hoàng Diệu, Mộ Phạm Phú Thứ, Mộ Trần Quý Cáp… Vào những dịp nghỉ lễ, một số du khách, nhân dân ở khắp nơi đã lựa chọn loại hình du lịch văn hóa và tìm hiểu lịch sử địa phương. Họ đã đi đến viếng và dâng hương các danh nhân, chí sĩ hay đi đến các đình làng, miếu làng để hiểu biết thêm về quá trình hình thành làng xã, những câu chuyện dân gian, phương thức sản xuất truyền thống, thân thế, sự nghiệp của các danh nhân chí sĩ Điện Bàn đã công hiến cho đất nước qua suốt ngàn năm lịch sử. Qua đó làm tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước, tăng niềm tự hào dân tộc, tiếp bước cha ông đi trước viết tiếp những trang sử rạng ngời. Tuy nhiên, số lượng người đến nơi này còn ít và tự phát. Với loại hình du kịch văn hóa này, bà con nhân dân và du khách đến với Điện Bàn đông hơn vào các lễ hội lớn như Lễ Kỳ Yên, Lễ hội Thanh Minh, Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, Lễ Tịch điền…

Nhà lưu niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi

    Điện Bàn là một mãnh đất anh hùng trong kháng chiến nên đã có rất nhiều địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước ở Điện Bàn. Vì vậy cũng đã từ lâu, Điện Bàn đã được chọn là điểm đến cho những hành trình về nguồn của bao thế hệ học sinh, sinh viên, công nhân, doanh nhân… của cả nước. Riêng trên tuyến quốc lộ 1 A, vào những ngày lễ hay cuối tuần nào cũng vậy, những chiếc ô tô khách của các công ty du lịch lữ hành ở khắp nơi đã nối tiếp nhau đưa du khách đến tham quan viếng hương Nhà lưu niệm và Nhà thờ AHLS Nguyễn Văn Trỗi (Di tích cấp tỉnh) một người con Điện Bàn, một người công nhân thành phố Sài Gòn với 9 phút làm nên lịch sử, biểu tượng của tinh thần quả cảm, yêu nước cho hàng vạn thế hệ trẻ trong kháng chiến cũng như khi nước nhà thống nhất. Bên cạnh đó là Nhà mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ, một người mẹ có 9 người con đã hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, mẹ là người mẹ tiêu biểu của cả nước về lòng quả cảm và đức hy sinh. Một số đoàn khách cũng đã chọn Bảo tàng Điện Bàn là những điểm đến tiếp theo trong chuỗi hành trình về nguồn của mình tại Điện Bàn rồi sau đó đi Hội An hay vào thành phố Tam Kỳ. Riêng tại Nhà lưu niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi đã đón hàng chục vạn khách mỗi năm.


2. Tập huấn Thuyết minh viên tại Tháp Bằng An

    Vào mỗi buổi sáng, trên tuyến đường từ thị xã Điện Bàn đi Đại lộc, qua đường ĐT 605, người dân sẽ bắt gặp những đoàn du khách nước ngoài bằng nhiều hình thức di chuyển khác nhau như mô tô, xe jeep, xe khách đến tham quan Tháp Bằng An (di tích cấp quốc gia), một ngọn tháp Chăm hình bát giác duy nhất ở Việt Nam và từ đó họ di chuyển lên Đồi Bồ Bồ (di tích cấp tỉnh) để tham quan di tích lịch sử cách mạng Đồi Bồ Bồ nơi được ví như một Điện Biên phủ thứ 2 trên chiến trường Quảng Nam. Theo các hướng dẫn viên hướng dẫn nhóm các du khách, khách đến nơi đây chủ yếu là khách nước ngoài như Úc, Canada, Mỹ, thỉnh thoảng có du khách người Hàn Quốc. Du khách đã đến lưu trú tại Hội An sau khi tham quan Hội An, họ di chuyển lên Điện Bàn và ra Đà Nẵng. Cũng theo một tài xế xe Jeep, du khách đi bằng nhiều hình thức khác nhau như đăng ký tour hay thuê xe ô tô tự lái Điện Bàn hoặc xe jeep có tài xế riêng để đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử – văn hóa Hội An – Điện Bàn – Đà Nẵng.

    Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tại Điện Bàn đã xảy ra rất nhiều vụ thảm sát những người dân vô tội. Một số ít địa điểm xảy ra vụ thảm sát đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Các địa điểm này không chỉ được nhân dân địa phương, thân nhân những người bị thảm sát quan tâm, thường xuyên đến trông nom, viếng hương mà còn được đông đảo du khách nước ngoài quan tâm. Họ là du khách Hàn Quốc và thỉnh thoảng có du khách đến từ Mỹ hay Pháp. Một số nhà nghiên cứu và sinh viên của Việt Nam, Hàn Quốc cũng đã đến đây để nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện đã diễn ra. Tại các di tích Xóm Tây Hà My, Cây Da dù hay Tượng đài Thủy Bồ, hằng năm đã đón hàng ngàn lượt khách đến dâng hương, tưởng niệm và giao lưu với người dân địa phương.

    Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển kinh tế xã hội, Điện Bàn tập trung xây dựng, phát triển các loại hình du lịch, trong đó có du lịch văn hóa. Để đạt được những kết quả mong muốn, chính quyền đang dần đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về du lịch, triển khai hiệu quả các kế hoạch, dự án, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững. Từng bước vận động, hướng dẫn, đào tạo cho người dân địa phương tham gia vào lực lượng lao động, đội ngũ quảng bá phát triển du lịch, tạo thêm hình ảnh thân thiện đậm chất địa phương trong các loại hình du lịch. Đặc biệt, chính quyền và nhân dân Điện Bàn vẫn không ngừng quan tâm và thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích LS-VH trên địa bàn thị xã. Riêng đối với loại hình du lịch văn hóa, cần tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch chuyên nghiệp, hiện đại. Bên cạnh đó là đẩy mạnh việc kết nối du khách ở các vùng lân cận, kết nối các loại hình du lịch ở Điện Bàn để thu hút du khách đến với Điện Bàn ngày càng đông hơn.Quý khách có thể gọi dịch vụ xe Taxi Điện Bàn để đi du lịch thuận tiện.

    Phát triển du lịch bền vững ở Điện Bàn được thể hiện ở nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa. Đối với Điện Bàn, mãnh đất có chiều sâu văn hóa với nhiều di tích được xếp hạng thì du lịch di sản văn hóa trở thành một trong những thế mạnh nổi trội, bắt nhịp theo xu hướng hiện nay đó là thu hút du khách tìm đến những giá trị di sản văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc, những hành trình về nguồn, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng, các công trình văn hóa, các hoạt động nghệ thuật dân gian, các lễ hội truyền thống, cuộc sống dân dã của người dân địa phương.

3. Tập huấn Thuyết minh viên tại Lăng mộ Hoàng Diệu

    Hoàng Diệu tên chữ là Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (tức ngày 25/3/1828) tại làng Xuân Đài, nay thuộc xã Điện Quang, vùng Gò Nổi, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh ra trong một gia đình nho giáo, anh em có tiếng thông minh, học giỏi, đỗ đạt cao với 1 phó bảng, 3 cử nhân và 2 tú tài. Khoa thi hương tại Thừa Thiên năm 1848, Hoàng Diệu, 20 tuổi cùng đỗ cử nhân, khoa thi đình năm 1853, Hoàng Diệu, 25 tuổi đỗ phó bảng.

    Khi làm quan, Hoàng Diệu là người cương trực, thanh liêm, quyết đoán. Trong việc gia đình, Hoàng Diệu luôn giữ nếp nhà. Năm 1854, được tin thân phụ qua đời, Hoàng Diệu xin về chịu tang cho đến khi mãn tang mới ra nhậm chức. Cuối năm 1879, trước khi đi trấn nhiệm tổng đốc Hà Ninh, Hoàng Diệu được về thăm mẹ già đã 80 tuổi.
Lăng mộ Hoàng Diệu
    Là trọng quan của triều đình, cha mẹ và vợ chánh thất Hoàng Diệu đều được vinh phong tước hiệu, nhưng gia đình ông giữ nếp sống dân dã ở làng. Khi tin Hoàng Diệu tuẫn tiết được báo về làng, vợ ông đang làm ở ngoài đồng đã ngất xỉu bên bờ ruộng. Theo Phan Khôi kể “Ông ngoại tôi (Hoàng Diệu) làm đến Tổng đốc Hà Nội mà không có tiền lợp nổi cái nhà của ông bà để lại đã tróc ngói…”

    Từ năm 1879 đến 1882, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và vùng phụ cận. Ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp. Rạng ngày 25/4/1882 (tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), quân Pháp tấn công thành Hà Nội. Hoàng Diệu chỉ huy chiến đấu quyết liệt bảo vệ Hà thành. Trước sức tấn công mạnh mẽ của giặc, thêm kho thuốc súng bị nổ tung, Hoàng Diệu đã ra lệnh cho quân tướng giải tán để tránh thương vong. Một mình ông vào hành cung, cắn ngón tay viết tờ di biểu bằng máu tạ tội với vua Tự Đức rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử. Lúc đó, ông mới 54 tuổi. Tờ di biểu có câu ”Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng…” Người Hà Nội vô cùng thương tiếc, tổ chức khâm liệm và mai táng ông tại khu vườn Dinh Đốc học (nay là địa điểm khách sạn Royal Star ở đường Trần Quý Cáp cạnh chợ Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội). Trong mùa thu năm đó, mộ ông được đưa quê nhà Xuân Đài, Quảng Nam.

    Khâm phục trước tấm gương quan Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu, nhân dân và sĩ phu Hà thành lập bàn thờ ông bên cạnh Tổng đốc tiền nhiệm Nguyễn Tri Phương tại đền Trung Liệt trên gò Đống Đa.

    Tôn Thất Thuyết, một sĩ phu phe kiên quyết chống Pháp, đã ca ngợi ông trong hai câu đối:


Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện
Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm
Dịch:
Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước
Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm

    Lăng mộ Tổng đốc Hoàng Diệu nằm tọa lạc tại thôn Xuân Đài, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn. Đây là di tích lịch sử Được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1994.

    Chí sĩ Hoàng Diệu sinh năm 1829 mất năm 1882, Ông xuất thân trong một gia đình nho giáo tại làng Xuân Đài – xã Điện Quang (Gò Nổi)- huyện Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn).

    Ông là vị danh tướng nổi tiếng học rộng, tài cao (19 tuổi đỗ cử nhân, 24 tuổi đổ phó bảng) và là người thanh liêm, chính trực, thương dân. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội, trong một trận đấu không cân sức, ông thắt cổ tự vẫn chứ không chịu giao nộp thành.

    Lúc đó, ông đang giữ cương vị tổng đốc Hà – Ninh. Cái chết oanh liệt của ông là một tấm gương anh hùng trung liệt, cổ vũ cho các tầng lớp chí sĩ và nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành độc lập. Mộ ông được cải táng về quê nhà và được trùng tu tôn tạo 2 lần vào năm 1982 và năm 1998. Khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, được con cháu trông nôm, chăm sóc.

4. Bảy dũng sĩ Điện Ngọc

    Một tiểu đội đặc công của quân giải phóng do Lê Tấn Viễn và Võ Như Hưng chỉ huy đã chiến đấu ngoan cường và anh dũng chống lại một đại đội biệt kích người Nùng, một trung đội bảo an và hai trung quân địa phương trong suốt một ngày trời (26-4-1962), trên một địa bàn trống trải ở xã Điện Ngọc. Đến gần chiều tối, địch lại tăng viện thêm một đại đội biệt kích, hòng bao vây tiêu diệt đội đặc công của ta.

Bảy dũng sĩ Điện Ngọc

    Bên ta, một chiến sĩ hy sinh. Lợi dụng địa hình những giếng cạn và bờ cát, các chiến sĩ còn lại tiếp tục chiến đấu chống địch, rồi thừa lúc đêm tối, đã rút ra bờ sông Vĩnh Điện, dìu những người bị thương thoát khỏi vòng vây của địch.

    Chiến công tuyệt vời này đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khen tặng danh hiệu “7 dũng sĩ Điện Ngọc”.

    Nơi xảy ra cuộc chiến đấu ngày 26-4-1962 đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia (Quyết định số 839/QĐ-VH ngày 31-8-1990).

    Giếng Nhà Nhì thuộc thôn 5, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, cách thành phố Hội An 15km về phía bắc theo đường Hội An – Đà Nẵng, cách Thành phố Đà Nẵng 5 km về hướng Nam.

    Trong phong trào đồng khởi phá kèm ở Điện Bàn, Đội đặc công của tỉnh, được giao nhiệm vụ tổ chức thọc sâu về vùng cát Điện Nam – Điện Ngọc đánh thu hút địch, tạo điều kiện cho các xã vùng A, B của huyện nổi dậy phá kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ . Đội có 7 người, do đồng chí Hiền làm đội trưởng, Võ Như Hưng- đội phó và các đội viên gồm Đặng Thật, Nguyễn Rìu, Nguyễn Sỹ, Trần Thọ, Trần Đại Nghĩa cùng 3 cán bộ của huyện Điện Bàn là Võ Tiến (tức Thụ)-Thường vụ Huyện ủy, Lê Tựu và Đặng Bảo Chí.

    Trận đánh diễn ra trong sự chênh lệch quá lớn về lực lượng. Ta chỉ có 10 chiến sĩ, trang bị 8 tiểu liên, 2 súng ngắn, 2kg thuốc nổ TNT, và mỗi chiến sĩ được trang bị 150 viên đạn và một ít lựu đạn. Địch phát hiện và điều 1 đại đội biệt kích, 10 trung đội bảo an, dân vệ (khoảng 500 lính) được trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện thông tin liên lạc bao vây. Nhưng với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, “lấy vũ khí địch đánh địch”, “mỗi viên đạn một quân thù” các chiến sĩ ta đã quần lộn đánh địch suốt chiều dài của vùng đất Điện Nam và Điện Ngọc, cuối cùng địch dồn lực lượng bao vây, đội phải trụ tại giếng cạn nhà bà Nhì (Điện Ngọc), hơn 4 tiếng đồng hồ đội đã đẩy lùi hàng chục đợt tấn công, tiêu diệt gần trăm tên địch. Ta tổn thất 4 đồng chí hi sinh, 1 bị thương. Sau trận đánh vẻ vang này, Đ/c Lê Tấn Hiền (Viễn) được cử đi báo cáo thành tích tại quân Khu. Chiến công to lớn của đội công tác đã được MTDTGP Khu Trung Trung Bộ phong tặng danh hiệu Bảy dũng sĩ Điện Ngọc và tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Nhất.

    Cách Di tích lịch sử cấp Quốc gia Giếng Nhà Nhì là Tượng đài các Dũng sĩ Điện Ngọc được xây dựng với quy mô uy nghi tượng trưng cho khí thế cách mạng, sự chiến đấu ngoan cường của các dũng sĩ Điện Ngọc. 

Để lại một bình luận