Khám phá Khu du lịch sinh thái Sông Cùng Đại Lộc hoang sơ
1. Hoang sơ và lãng mạn Sông Cùng
Nhìn từ xa, những thác nước lúc ẩn, lúc hiện giữa núi rừng bao la khiến du khách cảm nhận một bức tranh thơ mộng mà hùng vĩ. Sông Cùng không chỉ đẹp mà còn “sở hữu” một dòng nước dồi dào và trong vắt mà ít nơi có được. Có rất nhiều địa danh để ngay cả các tay máy nghiệp dư với điện thoại “smartphone” cũng có thể khám phá phong cảnh đẹp, thơ mộng và thảm thực vật phong phú của núi rừng nhiệt đới còn rất hoang sơ: Bến Tắm, bãi Đá Chặt, hốc Đá Dựng, bãi Đá Giăng, hợp lưu thác nước Đá Bàn- Khe Tre – So Đũa, nà Núc Ninh, khe Đá Bàn, động Hang Dơi… Đến nơi đây, du khách thoải mái rũ bỏ những vướng bận của đời thường để đắm mình trong dòng nước mát trong veo hay gieo mình ở độ cao gần 30 m xuống các vực sâu để sải tay bơi lội, ngụp lặn thỏa thích, ngắm nhìn thác nước cuồn cuộn tuôn trào trắng xóa. Nằm nghe âm thanh róc rách của tiếng nước chảy từ các vách núi, khe đá hoặc bình yên nghỉ ngơi dưới những tảng đá vươn mình ra lòng suối, phiến đá trải bằng rộng lớn hơn cả tòa nhà.
Từ đỉnh động Hang Dơi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh vùng thiên nhiên rộng lớn hoa trái bốn mùa, với những đỉnh núi cao ngút ngàn, những vách núi dựng đứng hiên ngang, những dải mây hội tụ vắt ngang lưng chừng núi, những dòng suối uốn lượn tựa như hình rồng vươn mình bay lên từ các vực thẳm.
Video : Đại Lộc Review về Sông Cùng
Về với Sông Cùng (Suối Tiên), du khách có dịp cảm nhận được những vang vọng lại quá khứ của một vùng đất còn lưu nhiều dấu tích một thời “Gia Long tẩu quốc”, một thời đánh giặc gian khổ mà hào hùng với Chiến thắng Thượng Đức vang lừng trong sử sách… Chưa hết, những đôi trai gái đang yêu khi rời điểm du lịch sinh thái này chắc sẽ đọng mãi câu chuyện tình bi thương gắn với tên gọi Sông Cùng(*). Chuyện kể rằng, xưa kia ở làng nọ có một chàng trai khỏe mạnh, cường tráng, tính tình đôn hậu. Cha mẹ qua đời khi còn tấm bé, vì thế cuộc sống của chàng thường gặp nhiều khó khăn. Lớn lên, chàng phải đi làm thuê, ở đợ cho lão nhà giàu nhất làng nhưng tính tình tham lam, hay bóc lột công sức, của cải của người làm thuê cuốc mướn. Vợ chồng lão chỉ sinh được một người con gái. Cô gái tuy con nhà giàu nhưng tính tình lại đôn hậu, luôn thương yêu, cảm thông với những người nghèo khổ. Một ngày kia, ai ngờ cô gái xinh đẹp, nết na lại đem lòng yêu thương chàng trai khôn xiết, cả hai người thề non hẹn biển, dù có gặp trở lực gì cũng quyết sống cùng nhau đến trọn đời. Lão nhà giàu khi biết được chuyện thì tức giận vô cùng, tìm đủ mọi cách để chia lìa đôi lứa, thậm chí còn nhẫn tâm đầu độc chàng trai. Bất đắc dĩ phải từ giã cái làng quê yêu dấu và những người thân quen, họ trở thành đôi vợ chồng thật sự, đến nơi núi rừng lập nghiệp, sinh sống bằng cách khai hoang ruộng đất, trồng trọt và săn bắn.
>>> Dịch vụ xe du lịch Đại Lộc
Ngày ngày, người chồng đi săn và chăm việc cày xới. Vợ ở nhà lo việc bếp núc và chăm bón ngoài vườn. Cuộc sống tuy vất vả, túng thiếu nhưng đôi vợ chồng càng tỏ ra yêu thương nhau hơn cả những ngày đầu gặp gỡ. Ngày kia, người vợ bị ốm. Vốn thương vợ, giữa lúc trời mưa giông, người chồng mang giỏ ra đi bắt cá, mò cua.
Theo bờ khe, chàng mải mê chăm bắt. Càng vào sâu trong vách đá thì cá cua càng nhiều. Mãi hồi lâu không để ý, cơn nước ống từ nguồn khe chảy về làm ngập cả miệng hang. Thế là người chồng vĩnh viễn ra đi. Càng về tối, người vợ không thấy chồng về, liền vội vã đi tìm. Cũng dựa theo con khe, người vợ lên đến tận cùng đầu nguồn và xuống đến tận cùng dòng nước, rồi tiếp đó đi tìm cùng khắp núi rừng. Đi đến đâu người vợ cũng cất tiếng gọi thảm thiết nhưng không thấy bóng người chồng thân yêu của mình đâu. Ngồi bên bờ khe khóc than mãi, cuối cùng nàng gieo mình từ trên tảng đá cao xuống dòng khe sâu để cùng chết theo với người chồng cho trọn tình, trọn nghĩa. Dân làng thương tiếc cho đôi vợ chồng chung thủy, mới đặt tên cho con khe ấy là “Sông Cùng”. Để tưởng nhớ đến chàng nông dân hiền từ, khỏe mạnh; dân làng bèn xây dựng một cái dinh ở sát chân núi để thờ vong linh chàng, dinh đó được gọi tên một cách kính nể là “Dinh Ông”. Vào ngày mồng bốn tháng Giêng hằng năm, dân làng ở đây tổ chức thăm ruộng, cúng Dinh.
2. Đánh thức “giấc ngủ trong rừng” của nàng tiên
Nằm cách đường ĐT 609 không xa, điểm du lịch sinh thái Sông Cùng (Suối Tiên) đã thu hút được nhiều du khách gần xa đến ngoạn cảnh, dã ngoại vào dịp ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Để đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch nơi đây, ngày 14 tháng 01 năm 2019, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Thông báo số 20/TB-UBND thống nhất chủ trương để Hợp tác xã Đồng Tâm khảo sát, nghiên cứu lập thủ tục đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Sông Cùng với quy mô diện tích nghiên cứu: 24, 48 ha.
Theo dự kiến của Hợp tác xã Đồng Tâm, đây sẽ là một khu du lịch sinh thái có nhiều loại hình dịch vụ, có hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp quy hoạch chung khu vực và định hướng phát triển không gian của địa phương, có các công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, không làm thay đổi lớn về địa hình tự nhiên tại khu vực và không ảnh hưởng đến dòng chảy của Sông Cùng. Nguyên tắc tổ chức không gian là dựa trên địa hình để bố trí các khu vực “động” và “tĩnh”, giải quyết hài hòa giữa các phân khu mang tính hoạt động cộng đồng với sự riêng lẻ và tĩnh lặng của các vùng cây xanh; giữa các khu vực bảo tồn với các khu vực vui chơi, giải trí.
>>> Xe Taxi Đại Lộc
Khu thể thao cơ bản – hồ bơi: Tận dụng nguồn nước suối để xây dựng khu vui chơi giải trí cho trẻ em bao gồm hồ bơi, bể vầy kết hợp với sân thể thao cơ bản như sân bóng đá, tenis…Việc xây dựng hồ bơi còn thể hiện sự chung tay góp sức giữa doanh nghiệp và xã hội trong phòng, chống đuối nước cho trẻ, trang bị cho trẻ em các kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước.
Khu trò chơi dân gian: Dự kiến tổ chức các trò chơi dân gian và hiện đại nhằm tránh sự nhàm chán, đơn điệu, hỗ trợ qua lại các loại hình dịch vụ thu hút học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và du khách đến khu vực này.
Khu dịch vụ văn hóa ẩm thực: Được bố trí song song với khe suối Sông Cùng, tạo cho du khách một không gian hấp dẫn khi thưởng thức các món ẩm thực đặc sản của Đại Lộc.
Khu trồng lan và trưng bày lan: Chọn trồng và trưng bày những giống lan phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương và gây ấn tượng với du khách.
Khu nhà nghỉ ven suối: Tổ chức thành từng cụm nhỏ, dự kiến xây dựng dọc theo các đường giao thông của khu vực và men theo triền đồi, khe suối về hướng bắc, tây bắc, đan xen giữa không gian các vườn cây tạo nên môi trường sinh thái lý tưởng phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng cho du khách sinh hoạt tại đây. Đồng thời, thể hiện được nét kiến trúc làng quê vùng trung du Quảng Nam.
Khu cắm trại: Bố trí phía Bắc Sông Cùng (Suối Tiên) để cho khách có nhu cầu cắm trại, sinh hoạt tập thể.
Khu cây xanh cảnh quan (cây bản địa): Dự kiến trồng các loại cây bản địa đặc trưng của núi rừng Quảng Nam như lim, kiền kiền, dỗi, lòn lon… Việc trồng các loại cây này ngoài tính chất tạo cảnh quan còn mang tính giáo dục lòng yêu quê hương cho học sinh trên địa bàn huyện.
Khu vườn thú: Chủ yếu nuôi các loại thú nhỏ như Nai, Khỉ… và bảo tồn giống chim Công khu vực Ba Khe trước đây.
Khu chăm sóc sức khỏe: Tổ chức các loại hình chăm sóc sức khỏe bằng các bài thuốc Nam dân gian kết hợp với các khu vực tập Yoga, Thiền…
Ngoài ra, có thể bố trí bến thuyền kayak mạo hiểm theo nhu cầu của du khách muốn được tận hưởng cảm giác mạnh khi chèo thuyền vượt ghềnh thác hiểm trở.
Với phong cảnh nên thơ, không gian rộng mở, địa hình phong phú mang đặc tính của miền sơn thủy giàu bản sắc văn hóa cùng với sự đầu tư bài bản và đồng bộ, điểm du lịch sinh thái Sông Cùng (Suối Tiên) chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua của du khách mỗi khi có dịp dừng chân ở vùng Tây huyện Đại Lộc, Quảng Nam.
Sau khi băng qua cánh đồng lúa của thôn Hà Dục Tây, xã Đại Lãnh, rồi đi chừng vài cây số theo biển chỉ dẫn là đến Sông Cùng. Hệ thống thác suối ở Khu du lịch sinh thái Sông Cùng không kém vẻ hoành tráng, hùng vĩ như Suối Mơ (Đại Đồng) hay Khe Lim (Đại Hồng) bởi thác nước cheo leo, vách đá dựng đứng, suối chảy ì ầm.
Những lèn đá cho tới những tảng đá lớn có kích thước bằng nửa mái nhà nằm chắn giữa dòng, hình thành mấy con suối nhỏ róc rách đêm ngày, mát dịu. Với du khách hay các phượt thủ yêu thích sự độc đáo, nên thơ, hùng vĩ của tự nhiên thì đây là một điểm check-in, tắm mát lý tưởng.
Từ những cánh rừng già nơi thượng nguồn, những con nước đổ về trắng xóa, rồi len lỏi qua những lèn đá sắc nhọn, trơn bóng, có những hòn đá to nằm hỗn độn, xen kẽ do sự sắp bày của tự nhiên.
Đến với Sông Cùng, du khách có thể đi theo nhóm, có thể chọn buổi trưa, chiều để ngụp lặn, tắm suối, dã ngoại; có thể cắm lều, đốt lửa trại, nấu nướng, văn nghệ, thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ.
Sông Cùng thơ mộng và có nhiều thảm thực vật phong phú như: Bến Tắm, bãi Đá Chặt, hốc Đá Dựng, bãi Đá Giăng, hợp lưu thác nước Đá Bàn – Khe Tre – So Đũa, nà Núc Ninh, khe Đá Bàn, động Hang Dơi… Về với Sông Cùng (Suối Tiên), du khách sẽ nghe kể về câu chuyện đầy nhân văn.
Chuyện kể rằng, có đôi vợ chồng nọ rất yêu thương nhau, dẫn đến nơi núi rừng thâm sâu lập nghiệp, sinh sống bằng cách khai hoang ruộng đất, trồng trọt và săn bắn. Ngày ngày, người chồng đi săn và chăm việc cày xới. Vợ ở nhà lo việc bếp núc và chăm bón ngoài vườn. Cuộc sống tuy vất vả, túng thiếu nhưng đôi vợ chồng càng yêu thương nhau hơn cả những ngày đầu gặp gỡ.
Ngày kia, người vợ bị ốm. Vốn thương vợ, giữa lúc trời mưa dông, người chồng mang giỏ ra đi bắt cá, mò cua. Theo bờ khe, chàng vào sâu trong vách đá để bắt cua. Rồi những cơn nước ống từ nguồn khe chảy về làm ngập cả miệng hang, người chồng vĩnh viễn ra đi. Người vợ không thấy chồng về, vội vã đi tìm.
Dựa theo con khe, người vợ lên đến tận cùng đầu nguồn và xuống đến tận cùng dòng nước, rồi tiếp đó đi tìm cùng khắp núi rừng. Đi đến đâu người vợ cũng cất tiếng gọi thảm thiết nhưng không thấy bóng người chồng đâu.
Ngồi bên bờ khe khóc than mãi, cuối cùng nàng gieo mình từ trên tảng đá cao xuống dòng khe sâu để cùng chết theo người chồng cho trọn tình, trọn nghĩa. Dân làng về sau mới đặt tên cho con khe ấy là “Sông Cùng”. Đồng thời lập dinh ở sát chân núi để thờ vong linh chàng, gọi là “Dinh Ông”. Vào ngày mùng 4 tháng Giêng hằng năm, dân làng ở đây tổ chức thăm ruộng, cúng dinh.
Khu du lịch sinh thái Sông Cùng có phong cảnh nên thơ, không gian rộng mở, địa hình phong phú phù hợp với những ai muốn tìm về thiên nhiên. Sông Cùng tới nay vẫn giữ nguyên nét hoang sơ của tự nhiên, chưa hề bị tác động bởi bàn tay con người.
Từ Sông Cùng, có thể dọc tuyến ĐT 609, qua cầu Hà Tân, qua Đại Hưng, thăm thú những vườn cây trái đầy vú sữa, mít, xoài, ổi, cam, bưởi ở làng quê Thái Sơn. Hoặc có thể đi dọc tuyến ĐT 609B, qua vùng cồn bãi trù phú của sông Yên, xã Đại Hiệp, thăm thú rừng dừa xiêm, vườn cây ăn quả, món ăn đặc sản bản địa, rồi về Hội An hoặc Đà Nẵng
Vị trí khu du lịch Sinh Thái Sông Cùng