TP Hội An ở đâu ? Tất tần tật về du lịch Hội An

TP Hội An ở đâu ? Tất tần tật về du lịch Hội An

    Rất nhiều bạn biết đến và hứng thú với phố cổ Hội An qua các phương tiện truyền thông, internet. Những vẩn chưa biết Thành phố Hội An ở đâu? thuộc tỉnh nào? Tìm hiểu về du lịch Hội An và cách đi du lịch tới Hội An như thế nào. Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc trên qua bài viết này nhé.

1. Hội An ở đâu? Hội An thuộc tỉnh nào?

  • Hội An được coi là “cổ trấn” nhiều hoài niệm của Việt Nam, đây cũng là một thành phố cổ nơi giao hòa giữa kiến trúc Trung Hoa với Nhật Bản có nét cổ xưa trầm mặc.  Hội An nằm ở khu vực hạ lưu của con sông Thu Bồn và thuộc phường Minh  An của thành phố Hội An – Quảng Nam. 
  • Theo vị trí địa lý Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam và được thành lập vào 29/01/2008. Phía Đông có tiếp giáp biển Đông, khi tiếp giáp với thị xã Điện Bàn như một phần của huyện Duy Xuyên về phía Tây, phía Nam giúp huyện Duy Xuyên và phần địa lý phía Bắc tiếp giáp thị xã Điện Bàn thuộc tỉnh  Quảng Nam.
  • Hội An có bao gồm 9 phường như: Sơn Phong, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Thanh Hà, Minh An, Cẩm An, Cẩm Phô, Sơn Phong cùng với 4 xã là Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp.
  • Chính nhờ các yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An đã từng là một thương cảng quốc tế sầm uất và trở thành nơi gặp gỡ những thuyền buôn  Trung  Quốc, Phương Tây, Nhật Bản ở thể kỷ XVII và XVIII. Ở thời kỳ này thì đây cũng là nơi có những dấu tích của  thương cảng Chăm Pa và  hay được nhắc đến cùng với con đường tơ lụa trên biển nổi tiếng.
  • Khi giao thông đường thủy không còn thuận tiện thì vào thế kỷ 19 cảng Hội An đã dần bị suy thoái và người Pháp xây dựng cảng tại Đà Nẵng. Trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ đã không tàn phá đến Hội An, đồng thời nơi đây còn tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt vào cuối thế kỷ XX.
  • Từ năm 1980 đến nay thì các giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách đến thăm quan. Năm 1999 cùng với các di sản kiến trúc đã có từ nhiều năm trước thì phổ cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO.

du lịch hội an 1

  • Hiện nay với xã hội hiện đại nhưng Hội An vẫn giữ được không khí cổ xưa với mái ngói cũ ngả màu phủ rêu phong, các con đường nhỏ trong sắc vàng, đỏ của đèn lồng, đồng thời có nhiều bức hoành phu được chạm khắc tinh tế… tất cả giống như đưa  du khách về thế giới của vài trăm năm về trước khiến mọi người phải đắm sai, quên lối về. 
  • Bên cạnh những di sản văn hóa phi vật thể là những công trình kiến trúc cổ kính, đa dạng thì phố cổ Hội An còn lưu giữ được nền tảng văn hóa phi vật thể đồ sộ. Người dân Hội An có cuộc sống thường nhật với những phong tục tập quán, các lễ hội văn hóa và sinh hoạt tín ngưỡng, những món ăn đặc sản, các nghệ thuật dân gian… đã góp phần làm cho Hội An thu hút một lượng lớn khách du lịch hàng năm.
  • Từ những năm 1980 đến nay, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Với những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO năm 1999.
  • Dường như thời gian chẳng thể nào vùi lấp được cái không khí cổ xưa ở Hội An. Những mái ngói cũ đã ngả màu phủ đầy rêu phong, những con đường nhỏ, hẹp ngập trong sắc vàng, sắc đỏ của đèn lồng, những bức hoành phi được chạm khắc tinh tế, tất cả như đưa ta về với một thế giới của vài trăm năm trước. Đó mới chỉ là một phần cổ kính, bình dị ở phố cổ Hội An nhưng cũng đã đủ khiến người ta phải đắm say, quên luôn lối về.
  • Ngoài những di sản văn hóa vật thể là những công trình kiến trúc cổ kính, đa dạng; phố cổ Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của người dân phố Hội với những phong tục tập quán, lễ hội văn hoá, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các món ăn đặc sản đặc sắc… làm cho Hội An ngày càng hấp dẫn du khách thập phương.

2. Cách đi đến Hội An như thế nào

 
  • Để đến Hội An bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô, xe khách, tàu hỏa hay máy bay đều được. Tùy thuộc vào khu vực bạn đang ở cách Hội An bao xa, có những loại phương tiện nào có thể đi đến được Hội An và bạn muốn đi bằng phương tiện gì đến Hội An. Kết hợp cả 3 vấn đề này bạn có thể tìm ra được loại phương tiện đi đến Hội An và cách đi đến Hội An như thế nào.
  • Nếu đi bằng xe máy, ô tô riêng thì bạn chỉ cần tìm đường từ nơi bạn đang ở đến Hội An trên google và đi theo chỉ dẫn của google là bạn có thể đến được Hội An rồi.
  • Nếu muốn đi bằng xe khách bạn cần tìm hiểu xem từ chỗ bạn đang ở có xe đi thẳng đến Hội An hay không, nếu không thì cần tìm xe đi đến các điểm gần đó như Đà Nẵng chẳng hạn (từ Đà Nẵng có khá nhiều xe đi Hội An) rồi sau đó tiếp tục tìm xe để đi đến Hội An.
Từ Đã Nẵng có rất nhiều xe đi Hội An trong đó có cả những chuyến xe bus công cộng cứ khoảng 20 phút thì có 1 chuyến
 
  • Với những ai say xe ô tô thì tàu hỏa sẽ là một phương tiện thuận lợi để đi Hội An. Hiện nay ở Hội An chưa có ga tàu hỏa, nếu muốn đi Hội An bằng tàu hỏa bạn có thể đi từ ga tàu chỗ bạn đến ga Đà Nẵng (số 791, đường Hải Phòng, Tam Thuận, Thanh Khê, Đà Nẵng) hoặc ga Tam Kỳ (đường Nguyễn Hoàng, Phường An Xuân, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam). Từ các ga này, bạn có thể đi xe bus, ô tô, taxi, xe khách… đến Hội An.
  • Bật mí nho nhỏ là nếu đi từ Bắc vào, bạn hãy dừng ở ga Đà Nẵng, còn nếu đi từ Nam ra thì hãy dừng ở ga Tam Kỳ. Vì sao ư, bởi vì ga Đà Nẵng nằm ở phía Bắc so với Hội An, còn ga Tam Kỳ lại nằm ở phía Nam so với Hội An (tức là Hội An nằm giữa ga Đà Nẵng và ga Tam Kỳ). Như vậy tức là nếu như bạn đi từ phía Bắc mà đi đến tận ga Tam Kỳ chứ không dừng ở ga Đà Nẵng để đi Hội An thì bạn sẽ mất thêm một quãng đường và một khoảng thời gian để đi từ ga Đà Nẵng đến ga Tam Kỳ (khoảng 3 giờ 45 phút) rồi lại từ ga Tam Kỳ đi đến Hội An (khoảng 1 tiếng) trong khi nếu dừng ở ga Đà Nẵng bạn sẽ chỉ mất thêm khoảng gần 1 tiếng để đi đến Hội An. Và ngược lại, đi từ Nam ra cũng vậy.
du lịch hội an 1
Bạn có thể đi tàu hỏa đến ga Đà Nẵng rồi đi tiếp đến Hội An
 
 
  • Hiện ở gần Hội An có hai sân bay là sân bay Đà Nẵng (cách Hội An 30 km) và sân bay Chu Lai (Quảng Nam – cách Hội An gần 80 km). Nếu muốn đến Hội An bằng máy bay bạn có thể đến 1 trong 2 sân bay này. Rồi từ sân bay đi về Hội An là được.
  • Như vậy qua bài viết này bạn đã biết Hội An ở đâu, thuộc tỉnh nào và cách đi đến Hội An rồi. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không đến Hội An ngay thôi.

3.  Giới thiệu đôi nét về phố cổ Hội An – điểm đến văn hóa của thế giới

  • Có thể nói, trên khắp đất nước Việt Nam hiếm thấy điểm đến nào tuyệt vời như Hội An. Nó không chỉ thu hút khách nội địa mà còn là điểm đến của hàng triệu khách quốc tế. Đến với Hội An, bạn sẽ cảm nhận được bề dày và chiều sâu của một nền văn hóa lâu đời. Nơi các kiến trúc di tích vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, bao gồm nhà cổ, hội quán, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ tộc, giếng, chợ, bến cảng,vv…
  • Phố cổ Hội An chia đôi bởi dòng sông Hoài thơ mộng. Với những điều ấy, đến năm 1999, Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, cùng với Thánh địa Mỹ Sơn đã tạo nên cho Quảng Nam một thương hiệu riêng – Một điểm đến hai di sản. Giờ đây, dù đã trải qua một thời gian dài hàng thế kỷ, phố cổ Hội An vẫn giữ cho riêng mình một sự yên bình đến lạ thường. Và vô tình, Hội An cũng trở thành điểm đến của hàng triệu du khách, khi họ muốn tìm đến một nơi nào đó, để quên đi cái vội vã, ồn ào. Và từ đó, chìm vào trong không gian im ắng, thơ mộng của phố cổ.

du lịch hội an 1

  • Giờ đây, phố cổ Hội An ngày càng được đổi mới, không phải hiện đại hơn mà nó dần phát triển thành một điểm đến văn hóa. Tại đó, tất cả những gì tinh túy nhất của một cảng thị xưa thể hiện một cách rõ nét nhất. Đó là những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, được tái sinh một cách chân thực và mới mẻ hơn. Để rồi mỗi du khách khi ghé thăm Hội An, đều cảm thấy bị thu hút, như muốn tìm hiểu thêm nhiều hơn nữa.


4. Lịch sử hình thành phố cổ Hội An

  • Theo những tài liệu trước đây, Hội An xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 16, thế nhưng trước đó, nó đã có một lịch sử rất lâu đời. Nơi này đã từng tôn tại hai nền văn hóa lớn, đó là văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa. Trải qua một thời kỳ đầy biến động, Hội An đã dần trở thành một khu vực thương mại. Và chỉ khi người Việt đến đầu vào thế kỷ thứ 15, đó cũng chính lúc chuyển sang giai đoạn ra đời của đô thị Hội An Bức ảnh trắng đen đầy hiếm hoi về Chùa Cầu còn lưu giữ lại. Hội An chính thức xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 16, dưới thời vua Lê. Sau nhiều lần tranh dành ngôi báu của nhà Mạc, Nguyễn, đến thời kỳ của vua Nguyễn Hoàng đã cho ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong. Từ đó mở rộng giao lưu, buôn bán với nước ngoài, đưa Hội An trở thành một cảng thị sấm uất bậc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

du lịch hội an 1

  • Trải qua nhiều thời kỳ biến động, do các chính sách của triều đình nhà Nguyễn cũng hạn chế, nên các thuyền lớn không còn cập bến ở Hội An nữa. Từ đó, Hội An không còn sở hữu vị thế quốc tế quan trọng như trước nữa. Song, nó vẫn phát triển và mở rộng thêm. Đến năm 1980, Hội An đã được chú ý bởi những học giả người Việt Nam, Nhật Bản và các quốc gia phương Tây. Đến tháng 12 năm 1999, phổ cổ Hội An đã được ghi danh là danh sách các Di sản văn hóa thế giới.

5. Hướng dẫn cách di chuyển đến phổ cổ Hôi An từ Đà Nẵng

  • Các phương tiện đi từ Đà Nẵng đến Hội An Đi Hội An bằng taxi Đây chính là phương tiện nhanh, gọn lẹ nhất trong tất cả các phương tiện. Tùy vào tình hình thực thế, có thể mất từ 45-55 phút để đi từ nội thành Đà Nẵng đến với phố cổ Hội An. Và việc book taxi ở Đà Nẵng cực kỳ dễ dàng, bạn có thể tìm thấy nó ở bất cứ đâu. Bạn có thể chọn 1 trong 2 phương án như sau: Phương án 1: Gọi taxi trực tiếp thông qua số Hotline của các hãng taxi tại Đà Nẵng Taxi Sông Hàn: 0236.3.72.72.72 Taxi Mai Linh: 0236.3.56.56.56. Taxi Tiên Sa Đà Nẵng: 0236.3.79.79.79 Taxi VinaSun Green: 0236.3.68.68.68 Taxi Hàng Không: 0236.3.27.27.27 Hệ thống taxi ở Đà Nẵng và Hội An cực kỳ nhiều. Phương án 2: Đặt taxi thông qua ứng dụng Grap Cái này bạn chỉ cần có một chiếc điện thoại cảm ứng có kết nối mạng và cài đặt ứng dụng đặt xe Grap là có thể book taxi dễ dàng.

du lịch hội an 1

 

  • Ưu điểm của loại hình này đó chính là biết trước giá, thông tin tài xế cũng như hành trình di chuyển. Dù đi taxi nhanh, tiện lợi nhưng chi phí đi taxi hoặc Grap từ Đà Nẵng đi Hội An khá cao cao, dao động từ 350-400k/ 1 chiều hoặc 700-900k/ khứ hồi từ xe 4 chỗ cho đến xe 16 chỗ. Vì vậy, nếu bạn không có nhiều kinh phí như vậy thì tốt nhất không nên đặt taxi, thay vào đó đi xe bus hoặc là tự chạy xe máy sẽ rẻ hơn. Đi Hội An bằng xe bus Đây được xem là phương tiện từ Đà Nẵng đi Hội An có giá thành rẻ nhất. Chỉ với 30k/ lượt, bạn có thể đến với Hội An từ mọi vị trí trong nội thành Đà Nẵng. Vì phải đón thêm khách nên thời gian đi xe bus sẽ lâu hơn so với các phương tiện khác, trung bình từ 70-80 phút. Tuy nhiên, xe bus chỉ thích hợp cho những bạn trẻ muốn tự mình khá phá, ngược lại với những đoàn khách số lượng đông, hoặc có người già, trẻ em thì tốt hơn hết là không nên chọn phương tiện này
  •  
  • du lịch hội an 1.
  • Đi Hội An bằng xe đưa đón Nếu bạn muốn có một phương tiện vừa nhanh chóng, tiện lợi, hiện đại lại vừa tiết kiệm chi phí, thì nên cân nhắc đến phương án book xe đưa đón. Phương tiện này đảm bảo rẻ hơn đến 20-40% so với chi phí đi taxi, hơn nữa lại có thể hẹn trước thời gian đưa – đón và quan trọng là có thể linh động về thời gian. Đi Hội An bằng xe máy Hội An cách TP. Đà Nẵng chỉ khoảng 30km, nên bạn hoàn toàn có thể nghĩ tới việc thuê một chiếc xe máy và tự đi. Hơn nữa, các tuyến đường nối liền 2 thành phố này cực kỳ rộng rãi, sạch đẹp nên đó cũng là một trong những lý do bạn nên có một chuyến phượt Hội An cho chủ động, tự do.

du lịch hội an 1

  • Đa phần, mọi người thường sẽ đi Hội An và về Đà Nẵng trong 1 ngày. Hoặc nếu có nhiều thời gian hơn, nên ở lại Hội An 1 đêm để khám phá phổ cổ về đêm rất tuyệt. Xe máy giúp bạn len lỏi mọi ngõ ngách ở Hội An một cách dễ dàng. Các tuyến đường đi từ Đà Nẵng đến Hội An Dù có nhiều tuyến đường đi Hội An từ Đà Nẵng, nhưng thông thường khách du lịch sẽ chỉ chọn 1 trong 2 tuyến đường này là nhiều nhất. Tuyến 1: Từ cầu Rồng – Đi thẳng về đường Võ Văn Kiệt – rẽ trái vào đường Võ Nguyên Giáp – đi thẳng gặp đường Trường Sa – Nối liền đó là đường Lạc Long Quân. Nhìn bên đường, bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào phố cổ Hội An. Đây cũng là tuyến đường ven biển Mỹ Khê rất đẹp, đường xá rộng rãi dễ đi. Tuyến 2: Từ trung tâm thành phố Hội An – đi theo đường Lê Văn Hiến – đường Trần Đại Nghĩa – Nguyễn Tất Thành – thành phố Hội An. Tuyến đường này thì đông đúc dân cư hơn, nhưng lại không đẹp như tuyến đường biển ở trên.
  • Các phương tiện được phép đi lại trong phố cổ Hội An Hiện tại, phố cổ Hội An đã xây dựng thêm phố đi bộ nên cũng hạn chế hơn về phương tiện. Điều này cũng giúp đem lại không gian tham quan yên tĩnh và an toàn cho du khách. + Đi bộ: Đây là phương tiện phổ biến nhất, vì phố cổ cũng không quá rộng nên bạn có thể đi bộ để khám phá mọi thứ. Hội An có quy định đưa ra hai khung giờ để tổ chức phố đi bộ, buổi sáng từ 9-11 giờ, còn buổi tối từ 18h-22h00. Khi đó, tất cả các phương tiện có động cơ đều cấm được di chuyển. Mọi người thường chọn cách đi bộ để cảm nhận mọi thứ tốt hơn.

+ Xe máy: Trừ 2 khung giờ nói trên, bạn hoàn toàn có thể tự do đi lại trong phố cổ Hội An bằng xe máy. Ngoài ra, để đi lại giữa các điểm tham quan ở  xa như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, rau Trà Quế thì nhất thiết phải có một chiếc xe máy để đi lại cho tiện

+ Xe xích lô: Nếu bạn muốn đi chậm, không phải cân não để lái xe, tự do ngắm cảnh cảnh của phố cổ Hội An thì có thể thuê một chiếc xích lô. Phương tiện này có mặt ở hầu hết các tuyến đường trong phố cổ.

+ Xe ôm: Nếu bạn cần đi một tuyến đường khá xa và muốn đi gấp thì đây là một sự lựa chọn phù hợp. Xe ôm phố cổ nằm tập trung ở các ngã ba, ngã tư nên rất dễ tìm.

6. Phố cổ Hội An có gì đẹp và thu hút du khách?

  • Hội An – nơi ngưng đọng thời gian với những kiến trúc cổ xưa Điều đặc biệt nhất, ấn tượng nhất để nhớ về Hội An, đó chắc chắn là không gian cổ kính với những lối kiến trúc độc đáo một thời. Nơi đây vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn hơn 1000 di tích, bao gồm nhà cổ, đền chùa, nhà thờ, hội quán, giếng cổ,vv… Nổi bật nhất đó là những dãy nhà cổ được xây dựng san sát nhau, tạo nên một khu phố mang đậm kiến trúc cổ. Những lối kiến trúc nhốm màu thời gian tại phổ cổ Hội An.

du lịch hội an 1

  • Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy các ngôi nhà phố ở Hội An được xây dựng với 3 không gian riêng biệt đó là khu vực buôn bán, khu vực sinh hoạt và khu vực thờ cúng. Nếu trước đây, những ngôi nhà cổ mang vẻ cũ kỹ, bởi những lớp rêu phong của thời gian, thì giờ đây, cả một khu phố cổ nhỏ bé ấy lại trở nên như nổi bật hơn, bởi sắc vàng hiện đại. Song, điều ấy vẫn không làm mất đi vẻ đẹp cổ kính vốn có của nơi này. Sự giao thoa văn hóa đậm nét tại phố cổ Hội An Đã có người nói rằng, đến Hội An là bạn sẽ được đặt chân qua 3 nền văn hóa khác nhau. Đó là sự giao thoa có chọn lọc của văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa và văn hóa Việt. Và nếu cảm rõ hơn, thì đó chính là sự giao thoa giữa cái mới và cái cũ, giữa cái ồn ào và bình yên, giữa đời sống và nghệ thuật.

du lịch hội an 1

  • Chùa Cầu là di tích có sự giao thoa rõ nét văn hóa Việt Nhật. Thể hiện rõ nhất nét giao thoa ấy không đâu khác ngoài những di chỉ văn hóa cổ xưa như Chùa Cầu, Phố Nhật, những hội quán, những món ăn. Sở dĩ có sự giao thoa ấy, là bởi sự du nhập của những thuyền buôn ở Hội An vào những năm của thế kỷ 17. Hội An khi ấy có điều kiện giao lưu về kinh tế và cả văn hóa. Tuy nhiên, sự tiếp nhận ấy không phải là hòa lẫn, mà tiếp thu có chọn lọc. Để tạo nên một phổ cổ Hội An đa sắc màu, song vẫn giữ được cái tinh túy của mình.

 

7. Các thắng cảnh tiêu biểu tại Hội An

Đến với Hội An du khách đừng bỏ qua những địa điểm du lịch hấp dẫn như:

7.1 Chùa Cầu

  • Chùa Cầu là biểu tượng văn hóa của đô thị cổ Hội An  nằm giáp với đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. 
  • Vào những năm ở giữa thế kỷ 16 chùa Cầu đã được xây dựng, sau đó trải qua thời gian dài cùng với thời tiết thiên tai thì chùa đã được trùng tu rất nhiều lần, tuy nhiên đã dần mất đi một số yếu tố kiến trúc ban  đầu.

Chùa Cầu

  • Chùa Cầu – giống như tên gọi – là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản, đây là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Cầu Nhật Bản cũng là tên gọi khác của chùa Cầu.
chùa cầu hội an

Chùa Cầu đầu thế kỷ 20

  • Nhưng tại sao người Nhật lại xây cầu ở đây? Tương truyền, lai lịch của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết quái vật Namazu (còn gọi là con Cù) – một thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản. Con quái thú này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam, còn đuôi thì chạy tuốt sang Nhật. Vậy nên mỗi lần nó cựa mình, thảm họa như lũ lụt, động đất… sẽ xảy ra.
  • Do đó, ngôi chùa được xây với ý nghĩa giống một thanh kiếm chắn ngang lưng Namazu, ngăn không cho nó cựa mình, giúp cuộc sống người dân của… cả 3 quốc gia bình yên hơn (tất nhiên là chỉ về mặt tâm linh).
  • Namazu trong truyền thuyết của Nhật Bản, được cho là có khả năng gây động đất
  • Mãi đến năm 1653, người ta mới dựng thêm phần chùa. Khu vực này nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, và tên gọi chùa Cầu ra đời từ đó.
  • Thứ đặc biệt đầu tiên nằm ở kết cấu của cây cầu. Chùa Cầu dài khoảng 18m và là một cây cầu ngói – tức là cầu được lợp mái ngói âm dương bên trên – một nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam.

  • Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Đúng hơn, toàn bộ chùa và cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt – điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản. 
Chùa Cầu - ngôi chùa biểu tượng của Hội An có gì đặc biệt? - Ảnh 4.

Mái ngói chứa nhiều hoạ tiết đặc trưng của người Việt.

  • Nhìn từ xa, cây cầu có dáng uốn cong mềm mại, vắt ngang qua sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn). Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Nhiều giả thuyết cho rằng đó là những linh vật của người Nhật từ thời xa xưa, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa cầu xây từ năm Thân, kéo dài đến năm Tuất. Điều này hiện vẫn chưa có kết luận chính xác. 
  • Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa “bạn phương xa đến”. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể được thấy 3 chữ Hán: Lai Viễn Kiều được chạm nổi trên một tấm bảng lớn trước cổng chùa.
chùa cầu hội an 1
 

3 chữ Hán: Lai Viễn Kiều được chạm khắc từ thế kỷ 17  

  • Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.

7.2 Nhà cổ Tấn Ký

Tại Hội An thì nhà cố Tấn Ký là nhà cổ lâu đời nhất với hơn 200 tuổi.

  • Nhà cổ Tấn Ký được xây dựng kết hợp trên ba nền kiến trúc Việt – Nhật – Trung một cách độc đáo. Phía trong nhà thì nội thấy được trạm trổ, điêu khắc một cách điêu luyện và tinh xảo hơn với nhiều hình vẽ. Theo quan niệm của thời xưa thì đó là sự sung túc của gia chủ.
  • Số 10 Nguyễn Thái Học là địa chỉ hiện nay của nhà cổ Tấn Ký, phía mặt trước mở cửa tiệm buôn bán và mặt sau hướng ra phía đường Bạch Đằng nhìn về phía sông.

Nhà cổ Tấn Ký

  • Nhà cổ Tấn Ký Hội An được xây dựng năm 1741 – là một ngôi nhà cổ tư nhân. Nơi đây từng chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử xảy ra qua 200 năm. Hiện giờ, gia chủ vẫn đang sống tầng trên của ngôi nhà, còn tầng trệt dành cho khách tham quan. Mặc dù đã trải qua 7 thế hệ từng sinh sống nơi đây nhưng ngôi nhà cổ Tấn Ký vẫn được giữ gần như nguyên vẹn.
  •  Ông Lê Công – một thương nhân gốc Hoa, làm giàu nhờ buôn bán nông sản thời bấy giờ. Ông dùng thuyền ngược sông Thu Bồn lên miền cao lấy hàng nông sản về Hội An để buôn bán và phất lên từ đó. Đến đời con ông, ngôi nhà được đặt tên là Tấn Ký – mang ý nghĩa phát đạt trong kinh doanh

nhà cổ Tấn Ký Hội An

  • Phía trước nhà là con đường Nguyễn Thái Học sầm uất buôn bán kinh doanh, phía sau nhà là con sông Thu Bồn hiền hòa để thuận tiện cho việc nhập hàng.
  • Đến thế kỷ 20, sự bồi đắp phù sa của sông Thu Bồn làm cửa sông hẹp lại, các thuyền buôn lớn không vào được Hội An khiến cho thương cảng nổi tiếng một thời suy yếu dần, và việc buôn bán của gia tộc họ Lê cũng bị ảnh hưởng theo, ngày càng tàn lụi.
  • Nhà cổ Tấn Ký đã chứng kiến rất nhiều trận lũ lịch sử. Trong đó, đỉnh điểm là vào năm 1964, nước lũ ngập lên đến mái của tầng 1 ngôi nhà, nhưng ngôi nhà vẫn không hề hấn gì, như thách thức với sự bào mòn của thời gian.
  • Ngôi nhà cổ Tấn Ký có 2 tầng và 3 gian được xây dựng theo lối kiến trúc giao thoa giữa 03 nền văn hóa: Nhật Bản – Trung Hoa – Việt Nam.
  • Phong cách kiến trúc của Nhật Bản: phòng khách được xây theo phong thủy: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mái ngói được lợp theo kiểu âm – dương hòa hợp nên tạo không khí mát mẻ thoáng đãng vào mùa hè, còn mùa đông thì ấm cúng, không lạnh.
  • Phong cách kiến trúc của Trung Hoa: theo kiểu hình ống đặc trưng của phố cổ Hội An, bên trong chia nhiều gian với nhiều phòng riêng biệt. Đặc biệt ngôi nhà không có cửa sổ, nhưng không vì vậy mà không gian nóng bức, ngột ngạt. Mặt tiền mở cửa hiệu buôn bán. Cửa sau của ngôi nhà là con sông Thu Bồn hiền hòa chạy ngang thuận tiện cho việc nhập hàng hóa buôn bán. Giữa nhà là giếng trời tận dụng tối đa ánh sáng và không khí vào nhà. 
  • Có cả khu vực giếng trời để làm ngôi nhà thông thoáng hơn
  • Phong cách kiến trúc của Việt Nam: được thiết kế theo nhà ba gian đúng theo kiểu thức truyền thống của người Việt, trần nhà lợp ngói âm dương. Điểm nhấn chính của ngôi nhà là những cây cột cây kèo, xuyên, trính (thanh gỗ dọc nối các cột) được chạm trổ tinh xảo với những hình ảnh đặc trưng như: “kiến trúc đầu cá đuôi rồng” , “trái bí đỏ”, “quả lựu” hoặc những kiến trúc chạm khắc “quả đào” mang biểu tượng của sự trường thọ, “con dơi”  đong đầy hạnh phúc,… 
  • Gỗ là chất liệu chủ đạo xây dựng nên ngôi nhà cổ Tấn Ký này. Kèo và sườn được làm từ gỗ Lim – là loại gỗ quý; còn các cửa thì làm từ gỗ mít – loại gỗ bền chặt theo thời gian… Bên cạnh đó, gạch lót sàn và đá trang trí ngoại thất đều được mua về từ Bát Tràng, Thanh Hóa, đá non nước, … vĩnh cửu theo thời gian.
Nhà cổ Tấn Ký

Phòng ngủ giản dị nằm bên giếng trời nhà cổ Tấn Ký Hội An

  • Có một điểm thú vị của ngôi nhà cổ này là không hề sử dụng một chiếc đinh nào, các cột và kèo được dựng lên khớp với nhau bằng mộng mà vô cùng vững chắc. Đó là một trong những yếu tố đặc biệt thu hút được nhiều đài truyền hình đến quay phim và làm phóng sự
  • Bên cạnh lối kiến trúc độc đáo và cổ xưa, những cổ vật lâu đời được trưng bày trong ngôi nhà đã tạo nên sức hút kỳ lạ đối với du khách tham quan khi nghe về các giai thoại của chúng.
Nhà cổ Tấn Ký

Những cổ vật trong nhà cổ đều là những cổ vật có giá trị tại nhà cổ Tấn Ký Hội An

  • Một chiếc chén có từ thời Khổng Tử, ở Việt Nam chỉ duy nhất có một cái vô cùng độc đáo. Theo lịch sử ghi chép lại khi xác định niên đại, chiếc chén “Khổng Tử” có từ 550-600 năm về trước. Cái chén này đã có mặt tại gia đình họ Lê từ 200 trăm năm trước. Chén này có hình thù kỳ lạ, nhìn trong có vẻ rất giản đơn nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc là khi đựng nước chỉ đựng được 8 phần nếu rót thêm thì nước sẽ tự động chảy ra ngoài. Mục đích mà người xưa hướng đến chính là mỗi người cần kiềm chế được hành vi của mình và giữ cho tâm được thanh tịnh. Theo lời kể của gia tộc họ Lê thì cái chén cô vô giá này được cụ tổ mua từ những thương nhân giàu có từ Trung Hoa mang sang đây buôn bán.
Nhà cổ Tấn Ký

Một chiếc chén có từ thời Khổng Tử

Nhà cổ Tấn Ký

Hai con mắt âm dương thể hiện thần thái cũng như sự mong muốn phát đạt của chủ nhân nhà cổ Tấn Ký Hội An

Nhà cổ Tấn Ký 6

  • Ngoài những hoài niệm cổ trong gian nhà, ban quản lý dành ra hai góc nhỏ xinh xinh để trưng bày huy hiệu và những món quà lưu niệm độc đáo để du khách có thể mua về làm quà tặng người thân và bạn bè.
  • Cho dù năm tháng qua đi, dưới sự bào mòn của thời gian nhưng ngôi nhà cổ Tấn Ký 200 tuổi vẫn sừng sững đứng đó, như chứng nhân qua những thăng trầm của lịch sử.

7.3 Hội Quan Phúc Kiến

Đây là một ngôi miếu nhỏ được dựng lên vào năm 1697 để thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu được vớt từ bờ biển Hội An. Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu là bà chúa phù hộ giúp đỡ cho những thương nhân có thể  vượt qua được sóng gió để có đi khắp nơi bôn ba giao dịch. 

Lịch sử Hội quán Phúc Kiến Hội An

  • Năm 1697 hội quán được xây dựng ở phố cổ Hội An và trở thành nơi hội họp của người Phúc Kiến và thờ thần sông, nước. Công trình nguyên bản là làm từ vật liệu gỗ.
  • Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa và sự đóng góp tích cực của người Hoa thì công trình có hiện trạng như hiện nay. Đó là một hội quán khang trang và nguy nga, bề thế.

Hội quán Phúc Kiến ở đâu?

  • Địa chỉ: 46 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam
  • Hội quán Phúc Kiến là hội quán lớn nhất, đẹp nhất và là biểu tượng của tinh thần đoàn kết giữa người Việt, người Hoa và người Nhật. Hội quán tọa lạc ngay trên tuyến đường trung tâm của phố cổ nên rất dễ tìm thấy.

Đường đi tới Hội quán Phúc Kiến

  • Hội quán Phước Kiến nằm tiếp giáp với rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng ở phố cổ Hội An. Từ đây, du khách dễ dàng di chuyển tới địa điểm tham quan khác như:
  • Cơm gà Bà Buội: 15m
  • Bánh mì Phượng: 150m
  • Bảo tàng Hội An, bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch: 170m
  • Bảo tàng Lịch sử Văn hóa Hội An: 190m
  • Chợ Hội An: 200m
  • Cách Chùa Cầu: 850m
  • Làng rau Trà Quế: 3,5km
  • Làng gốm Thanh Hà: 4km
  • Biển An Bàng, biển Cửa Đại: 5km
  • Lò gạch cũ Hội An: 9km

Giá vé tham quan Hội quán Phúc Kiến ở Hội An

  • Giờ mở cửa tham quan: 7h- 17h từ thứ hai đến thứ sáu
  • Giá vé tham quan: khách Việt là 80.000 VNĐ/vé/lượt và du khách nước ngoài là 150.000 VNĐ/vé/lượt
  • Giá vé trên bao gồm địa điểm tham quan Hội quán Phúc Kiến và 3 địa điểm tự chọn khác trong số 21 địa điểm phải mua vé ở phố cổ.

Kiến trúc Hội quán Phúc Kiến Hội An độc đáo

  • Hội quán Phúc Kiến ở Hội An là một công trình kiến trúc độc được thiết kế theo kiểu chữ Tam. Công trình có chiều sâu lên tới 120m.

Khuôn viên chùa Phúc Kiến

hội quán phúc kiến hội an
 
  • Nơi du khách đặt chân đầu tiên ở chùa Phúc Kiến, Hội An là một khuôn viên thực sự ấn tượng. Khuôn viên của hội quán được sắp xếp theo thứ tự: cổng- sân trước- hồ nước- cây cảnh- dãy nhà nằm ở phía Đông, Tây- chính điện- sân sau và hậu điện.
  • Trong khuôn viên đó có bức tượng non bộ cá chép hóa rồng được tạc đẽo tinh xảo, kì công. Bên cạnh đó, còn có cây cảnh và 2 hồ cá hình chữ nhật, 1 hồ cá hình tròn.

Chính điện chùa Phúc Kiến

hội quán phúc kiến hội an
 
  • Chính điện là nơi thờ tự chính của chùa. Chính điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Thiên hậu Thánh Mẫu, 3 bà chúa sanh thái và 12 bà mụ, Thần Tài.
  • Bên phải của chính điện thờ vị thần Thiên Lý Nhãn và thần Thuận Phong Nhĩ. 2 vị thần này được ngư dân coi trọng vì có công phụ tá Thiên hậu Thánh Mẫu cứu giúp người gặp nạn.
  • Bên phải chính điện là mô hình thuyền mô phỏng lại con thuyền năm 1875 thương nhân gặp nạn. 2 bên của con thuyền là đôi mắt to để thấy rõ tai nạn trên biển.

 Cổng Tam Quan

  •  Cổng Tam Quan được trùng tu mới nhất vào năm 1975. Công trình xây dựng hoàn toàn bằng gạch. Phía trên là mái ngói âm dương công vút có gắn hình rồng uốn lượn.
  • hội quán phúc kiến hội an
  • Phía trước cổng đề “Hội quán Phúc Kiến” và “Kim Sơn Tự” bằng chữ Hán. Có 1 cổng chính giữa chỉ mở vào những ngày lễ lớn và 2 cổng phụ mở hàng ngày (nam tả nữ hữu). 3 cổng có ý nghĩa biểu tượng Thiên- Địa- Nhân.

Cá chép vượt Vũ Môn

  • Nằm ngay sau cánh cổng Tam quan là bức tượng cá chép hóa rồng (cá chép vượt Vũ Môn). Bức tượng được chạm trổ tinh xảo từ khối đá tự nhiên. Đó là biểu tượng của thịnh vượng và hóa bình, may mắn, tài lộc.
hội quán phúc kiến hội an
 

Long- Lân- Quy- Phụng

  • Ở hội quán Phúc Kiến có 4 bức tượng Long, Lân, Quy và Phụng. Theo quan niệm trong dân gian thì đây chính là 4 linh vật đại diện cho sức mạnh của đất, nước, lửa và gió.

hội quán phúc kiến hội an

  • Mỗi linh vật lại có ý nghĩa rất riêng. Long là uy quyền. Lân là may mắn. Quy là bất diện. Phượng là vũ trụ, bầu trời.

Các vòng nhan lớn bên trong

  • Khác với rất nhiều ngôi chùa truyền thống ở Việt Nam, chùa Phúc Kiến có vòng nhan lớn ở bên trong. Đó là một truyền thống lâu đời của người Hoa.
  • hội quán phúc kiến hội an
  • Vòng nhan lớn được thắp lên cháy liên tục trong 30 ngày. Trong mỗi vòng nhan có tờ giấy ghi lời cầu nguyện sức khỏe, tiền tài và may mắn của người thắp.

Bộ bàn đá

  • Bộ bàn đá ở chùa Phúc Kiến, Hội An đặc biệt ở chỗ đó là bộ bàn đá tự nhiên có màu xanh ngọc. Bộ bàn đá được sử dụng làm nơi hội họp của người Phúc Kiến.

hội quán phúc kiến hội an

Chính điện

  • Chính điện thờ chính Thiên hậu Thánh Mẫu. Bà là một vị thần bảo vệ, phù hộ của các ngư dân.

hội quán phúc kiến hội an

  • Vì vậy trong tín ngưỡng của người Hoa rất coi trọng vị thần này. Ngoài ra, khu vực chính điện còn thờ nhiều vị thần khác.

Hậu Tẩm

  • Vào ngày 16/2 âm lịch hàng năm nhiều người tìm tới Hậu Tẩm của Hội quán Phúc Kiến cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa. Hậu Tẩm thờ 6 vị tướng Chu Vương, Khâm Vương, Hoàng Vương, Thuấn Vương, Trương Vương và Thập Tam Vương.

Hậu Tẩm thờ 6 vị tướng hội quán phúc kiến hội an

3 bà chúa sanh thai và 12 bà mụ

  • Nằm ở phía bên phải của chính điện là khu vực thờ 3 bà chúa sanh thai và 12 bà mụ. Đây đều là những vị thần khai sinh, chăm sóc và bảo vệ cho những đứa trẻ.

Tham quan Hội quán Phúc Kiến cần lưu ý gì?

 
Chùa Phúc Kiến là địa danh tín ngưỡng tôn giáo linh thiêng. Kinh nghiệm du lịch Hội An, tham quan Hội quán là:

Đi vào thời điểm nào lý tưởng nhất?

  • Bất cứ khi nào bạn muốn, bạn đều có thể ghé thăm Hội quán Phúc Kiến ở Hội An. Nhưng thời điểm lý tưởng nhất là vào mùa khô từ tháng 3- tháng 9.
  • Trời khô ráo, có nắng và gió thuận lợi hoạt động tham quan. Đặc biệt, ngày 16/2 và ngày 23/2 ở hội quán còn tổ chức lễ hội rất lớn.

Nên mặc gì khi tham quan Hội quán Phúc Kiến?

Đi chùa Phúc Kiến bạn nên mặc trang phục lịch sự, không hở hang. Điều đó thể hiện sự tôn trọng với di tích văn hóa lịch sử và bạn cũng có bức hình đẹp.

  • Gợi ý trang phục bạn nữ: áo dài, quần âu hoặc quần jean mix áo phông, váy dài kín đáo
  • Gợi ý trang phục bạn nam: quần âu, quần jean, áo phông hoặc áo sơ mi

7.4 Làng rau Trà Quế

  • Trà Quế là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sạch chất lượng tại Hội An, hàng năm nơi này thu hút được rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước.
  • Tại làng Trà Quế có trên 20 chủng loại về rau ăn lá và rất nhiều loại gia vị ngon mà không ở đâu sánh bằng. 

Làng rau Trà Quế

  • Đến làng rau sạch này ngoài việc thăm quan thì du khách có thể trở thành những người dân chăm sóc vườn rau theo sở thích và tự thu hoạch để ăn, rất thú vị.
  • Làng rau Trà Quế – Hội An với những luống rau xanh mơn mởn trải dài thẳng tắp, nổi tiếng từ lâu đời với nhiều sản phẩm rau sạch được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông Cổ Cò, tạo nên hương vị rất đặc trưng, góp phần làm nên thương hiệu cho các món ăn dân dã riêng có ở phố cổ Hội An và Quảng Nam.
  • Cách trung tâm thị xã Hội An hơn 3 km về hướng Tây Bắc và cách TP. Đà Nẵng chưa đến 20 km về phía Nam, làng rau Trà Quế đón du khách bằng mùi thơm nồng đặc trưng của các loại rau gia vị, rau ăn lá, tiếp đó là màu xanh mát mắt của những luống hành, ngò, rau thơm, xà lách…

  •  

    Với những ai đã trót “phải lòng” món mì Quảng, phải khi đến tận nơi này mới hiểu được vì sao người ta vẫn bảo, tô mì phải đi đôi với dĩa rau sống Trà Quế thì mới được gọi là tròn vị. Rau Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với phương pháp trồng hữu cơ được duy trì cho đến tận bây giờ.

  •  

    Hơn 20 loại rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng các loại rong lấy từ sông Đế Võng và đầm Trà Quế. Nhờ vậy, đã tạo ra loại rau có hương vị đặc biệt, làm nên bản sắc độc đáo cho các món ăn tại phố cổ Hội An.

Làng rau Trà Quế

  •  

    Những người nông dân đã gắn bó nhiều năm với làng rau truyền thống này biết cách làm cho rong hóa mùn, giúp cây rau không cần phân bón hóa học mà vẫn lên mươn mướt, tốt tươi. Rau xanh Trà Quế được đảm bảo “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm.

  •  

    Đất được tăng độ mùn từ rong và tăng độ tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục. Đến nay, người làng rau Trà Quế còn biết cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy, rau vừa được đảm bảo sạch mà vẫn đạt năng suất cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 

Làng rau Trà Quế

  •  

    Làng rau Trà Quế hiện có 220 hộ dân làm nghề nông nghiệp, trong đó có hơn 130 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 ha. Rau Trà Quế nổi tiếng thơm ngon và sạch, nên nhiều năm qua đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, tạo được thương hiệu và niềm tin vào chất lượng cho du khách.

  •  

    Hiện nay, bên cạnh lượng rau bán ra thị trường tự do, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, mỗi ngày người dân làng rau Trà Quế cung cấp cho các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng thực phẩm khoảng 2 tấn rau các loại, giá cả ổn định, thu nhập của người trồng rau từ đó cũng tăng lên đáng kể.

Vào tour du lịch làng rau Trà Quế

  • Nhiều năm trở lại đây, khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc thì làng rau Trà Quế cũng kịp thời bắt nhịp vào con đường làm du lịch bằng cách làm độc đáo.
  • Với lợi thế nổi tiếng vì trồng rau sạch lâu đời, cùng với các lễ hội truyền thống như lễ hội Cầu Bông vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch để cầu mưa thuận gió hòa, làng rau Trà Quế mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị.

Làng rau Trà Quế

  • Các homestay được mở ra, bộ mặt làng rau được chỉnh đốn khang trang để chào đón du khách, nhờ vậy mà mỗi năm, làng rau Trà Quế thu hút hơn 1.000 lượt khách quốc tế theo các tour du lịch đến tham quan và trải nghiệm.
  • Đến với làng rau Trà Quế, du khách sẽ được trở thành những người nông dân trồng rau thực thụ trong những bộ áo quần nông dân, dép lê, nón lá, được trực tiếp ra đồng và được người làng rau bày cho cách cuốc đất, trồng, tưới nước và chăm bón rau.
  • Sau khi tắm rửa, nghỉ ngơi, du khách sẽ thưởng thức các món ăn chế biến từ các loại rau xanh đặc hữu Trà Quế và các món ngon của Quảng Nam như: Bánh đập, bánh vạc, hến trộn, tôm hữu, mì Quảng, cao lầu Hội An… trong những ngôi nhà lá được người dân dựng lên ngay cạnh những cánh đồng rau ngan ngát mùi thơm hấp dẫn, xanh mát.

Làng rau Trà Quế

  • Được trải nghiệm đời sống của người nông dân “chân lấm tay bùn” cũng như cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên khiến nhiều du khách, nhất là những du khách đến từ các nước công nghiệp cảm thấy thích thú.
  • “Làng rau Trà Quế rất đẹp. Người dân hiền lành, chất phác và rất thân thiện với du khách. Thật thú vị khi mình vừa được tận tay nhổ rau ngay tại cánh đồng, rồi sau đó lại được ăn rau tươi ngon ngay tại nơi trồng ra nó. Nhất định tôi sẽ trở lại nơi này trong những lần đến Hội An tiếp theo”, 

Làng rau Trà Quế

  • Với cách làm du lịch độc đáo, năm 2015, làng rau Trà Quế lọt vào “top ten” trong danh sách các điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam được tờ báo Le Figaro – một tờ nhật báo rất lâu đời và nổi tiếng của Pháp bình chọn. Theo Le Figaro, tour “Một ngày làm nông dân” ở làng rau trên 500 tuổi này là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của du khách trong hành trình du lịch Việt Nam.
  • Phát triển du lịch cộng đồng đang giúp cho làng rau Trà Quế không những giữ gìn được nghề truyền thống của mình, mà còn tạo điều kiện để người dân nâng cao đời sống, phát huy những giá trị văn hóa lâu đời.

7.5 Đảo Cù Lao Chàm

  • Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo và cách biển Cửa Đại khoảng 15km. Tên đảo Cù Lao Chàm còn có rất nhiều điểm du lịch thú vị khác mà bạn không nên bỏ qua.
  • Hy vọng qua bài viết ở trên bạn đọc có thể giải đáp thắc mắc Phố cổ Hội An ở đâu? Hội An thuộc tỉnh nào? Từ đó có thêm nhiều kiến thức để du lịch, khám phá tại Hội An.

Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm

  • Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam. Đảo nằm cách biển Cửa Đại (một bãi biển nổi tiếng ở Hội An lọt “top” 25 bãi biển đẹp nhất Châu Á) khoảng 15km. Không chỉ sở hữu một bãi biển đẹp, Cù Lao Chàm còn là khu dự trữ sinh quyển thế giới với nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, đặc biệt là các rạn san hô quý hiếm được liệt vào danh sách cần được bảo vệ đặc biệt. Đảo được thiên nhiên ưu ái với khí hậu quanh năm mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy khi tham quan Cù Lao Chàm, du khách có thể đắm mình trong làn nước mát rượi và hít thở bầu không khí tự nhiên trong trẻo, sảng khoái.

Đảo Cù Lao Chàm 1

  •  

    Cù Lao Chàm Hội An bao gồm một quần thể những hòn đảo lớn nhỏ như Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Cù Lao Chàm là nơi có những bãi tắm tự nhiên đẹp và cát trắng mịn nổi tiếng nhất Việt Nam. Các hòn đảo ở đây chưa được khai thác đồng đều nên có một số đảo thì phát triển rất sầm uất với nhiều loại hình dịch vụ thu hút du khách. Bên cạnh đó còn một số đảo vẫn chưa được đầu tư khai thác mạnh nên vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ, thanh vắng tự nhiên.

Đảo Cù Lao Chàm 1

  • Cù Lao Chàm là một địa điểm du lịch Hội An nổi bật bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, du khách khi đến với nơi này còn được tham quan những di tích lịch sử nổi tiếng như giếng Cổ Chăm, chùa Hải Tạng, miếu tổ nghề Yến, Bảo tàng biển Cù Lao Chàm… Song song với những địa điểm tham quan đẹp, hấp dẫn Cù Lao Chàm còn thu hút du khách bởi nhiều hoạt động vui chơi vô cùng thú vị. Điển hình là trò lặn ngắm san hô ở Cù Lao Chàm. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến, tận tay chạm vào những rặng san hô tự nhiên tuyệt đẹp dưới lòng biển.

Đảo Cù Lao Chàm 1

  •  

    Cù Lao Chàm nổi tiếng là nơi tập trung nhiều các rạn san hô có kích thước lớn, đa dạng về chủng loài và màu sắc. Lặn ngắm san hô đem đến trải nghiệm thú vị cho du khách mà không phải địa điểm du lịch biển nào ở nước ta cũng có. Thêm vào đó là mức chi phí cho mỗi lần lặn biển lại không quá cao nên đây là hoạt động thu hút rất nhiều khách du lịch tham gia mỗi ngày. Ngoài ra, khi đến Cù Lao Chàm, một trải nghiệm đầy thú vị mà du khách không nên bỏ qua đó là ngồi thuyền đi dạo dọc các đảo nhỏ hoặc lên núi Cù Lao Chàm để được ngắm toàn cảnh đảo từ trên cao.

Đảo Cù Lao Chàm 1

  • Cù Lao Chàm nổi tiếng với các món đặc sản biển như mực một nắng, bào ngư, ốc vú nàng, cua đá và các đặc sản khác như rau rừng, tổ yến… Ngoài thưởng thức tại chỗ, du khách còn thể thể mua chúng về để làm quà cho người thân. Giá thành các sản phẩm không quá đắt đỏ nên du khách có thể an tâm lựa chọn.

Đảo Cù Lao Chàm 1

  •  

    Nếu muốn được nếm những món hải sản tươi sống nhất, du khách có thể tự mua hải sản tại chợ Tân Hiệp rồi nhờ người bán hàng chế biến sẵn để đem ra bãi biển thưởng thức. Đây là một cách thức được khách du lịch rất yêu thích bởi giá thành “mềm” đồng thời đảm bảo độ tươi ngon như ý.

Để lại một bình luận