Tổng hợp các địa điểm du lịch Thăng Bình không thể bỏ lỡ
Thăng Bình-Quảng Nam vùng đất của những con người chịu thương, chịu khó hiền lành này chứa đựng những điểm du lịch, cảnh đẹp vô cùng thú vị mộc mạc, chân quê . Vì chưa được chịu tác động của “công nghiệp du lịch nhiều nên một số địa điểm du lịch nơi đây sẽ mang đến cho mọi sự trải nghiêm trọn vẹn nguyên thuỷ nhất. Nào hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!
1. Ngôi làng trong bộ phim Mắt Biếc-địa điểm du lịch checkin ấn tượng
- Như mọi người biết bộ phim Mắt Biếc đã đạt được thành công dữ dội và rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Khung cảnh trong phim vô cùng mộc mạc, nên thơ nên cuốn hút rất nhiều bạn trẻ tìm đến và chụp hình.
- Mọi người biết không trong bối cảnh đó có địa điểm ở Huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Làng Đo Đo và Chợ Đo Đo là có thật ở xã Bình Quế, Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Đây cũng chính là Quê Hương của Nhà Văn Nguyễn Nhật Anh, nơi truyền cho ông cảm hứng, ý tưởng để viết nên truyện Mắt Biếc. Chợ Đo Đo là địa danh có thật nhưng ngày nay chợ Được xây dựng lại mang nét hiện đại nên đạo diễn đã chọn chợ Tây Giang cũng ở Huyện Thăng Bình làm bối cách cho bộ phim thay cho chợ Đo Đo.
- Ngôi chợ Tây Giang với vẻ đẹp mộc mạc, trầm lắng đúng những năm 50-60. Một phần của ngôi chợ được lợp mái tranh, kế bên chợ có một cây đa to tuổi đời hơn 100 trăm tuổi và bên cạnh là con sông Trường Giang rộng lớn.
- Ngoài ra chợ có giếng cổ, tên là giếng Lân. Khung cảnh quê đầy yên bình này mọi người đến tham quan rồi chụp hình checkin sẽ khiến rất nhiều người ghen tị đấy. Đây là những địa điểm du lịch ở Thăng Bình -Quảng Nam mà mọi người đừng quên khi có dịp đặt chân đến đây.
>>> Thuê xe du lịch Thăng Bình
2. Hồ chứa nước Đông Tiễn-Địa điểm du lịch hoang sơ tuyệt đẹp
- Một địa điểm du lịch ở Thăng Bình-Quảng Nam chưa được nhiều người biết đến với vẻ đẹp hoang sơ mà chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người đó là Hồ chứa nước Đông Tiễn.
- Phong cảnh nơi đây là sự hài hoà giữa núi rừng tự nhiên và hồ nước trong xanh vô cùng đẹp. Chỉ cần giơ máy ảnh lên ngay tức khắc bạn sẽ có tấm hình đẹp như tranh vẽ, sơn thuỷ hữu tình.
- Thật sự không có ngôn từ nào để có thể diễn tả cho mọi người cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây. Mọi người hãy đến hít hà không khí bình yên, trong lành và ngắm cảnh vật tại đây sẽ thấy chuyến đi của mình rất đáng.
- Do chưa bị ảnh hưởng nhiều của “công nghiệp du lịch” nên nơi đây giữ được vẻ đẹp hoang sơ bình yên đến lạ, cho mọi người giây phút thư giãn. Đến đây bạn sẽ được ngồi trên bãi có xanh cạnh hồ chụp ảnh, hay đứng ở những bậc thang để chụp hình với background phía sau là hồ nước, núi rừng tuyệt đẹp, bạn cũng có thể ngồi thư thái câu cá.
- Tuy nhiên mọi người lưu ý nên đến đây và sáng sớm (5h-7h sáng) hoặc buổi chiều mát (16h30) để tránh nắng nóng, cảm nhận trọn vẹn không khí nơi đây. Chắc chắn cảnh đẹp nơi đây sẽ không làm bạn thất vọng.
- Cách đi đến Hồ Chứa Nước Đông Tiển: Từ Quốc lộ 1A (ngã tư Hà Lam hoặc cây cốc), mọi người chạy thẳng đến Ngã 3 Bình Quý, sau đó có đường thẳng để mọi người chạy tới xã Bình Trị. Khi đi đến trước UB xã Bình Trị mọi người sẽ thấy có con đường Bê tông lớn, mọi người rẻ trái vào và chạy thẳng sẽ đến được hồ chứa nước Đông Tiễn. Đừng ngại xách balo lên và đi đến địa điểm du lịch ở Thăng Bình đầy thú vị này với taxi Thăng Bình
3. Hồ Việt An-Địa điểm du lịch đẹp ở Quảng Nam
- Việt An là hồ thủy lợi lớn có diện tích trên 180 ha thuộc thôn Việt An (xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam), cung cấp nước cho cả ba huyện Hiệp Đức, Quế Sơn và Thăng Bình.
- Phong cảnh lòng hồ như một bức tranh thủy mặc đậm chất thi ca. Một bên núi rừng xanh tươi, một bên là hồ nước hữu tình. không khí trong lành, an yên của khu vực hồ sẽ mang đến mọi người trải nghiệm thú vị.
-
Hồ Việt An là một hồ nước thủy lợi thuộc xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích hồ nước ngọt này là 180 ha, vừa cung cấp nước phục vụ thủy lợi, vừa là điểm du lịch sinh thái với cảnh sắc hữu tình.
-
Trước đây, hồ Việt An chỉ đóng vai trò cung cấp nước cho cả 3 huyện Hiệp Đức, Quế Sơn và Thăng Bình. Về sau, hồ nước này trở thành một điểm du lịch sinh thái, là điểm hẹn cuối tuần của người dân Quảng Nam và du khách gần xa.
Cảnh sắc nước non hữu tình ở hồ Việt An mang đến những trải nghiệm khác cho bạn khi du lịch về vùng đất Quảng. -
Người dân quanh vùng kể lại rằng, hồ nước này hiếm khi bị khô cạn do nguồn nước chủ yếu của hồ được lấy từ các con suối trong tận rừng sâu, luôn dồi dào, mênh mông, phục vụ thoải mái nhu cầu sử dụng nước của người dân nơi đây.
-
Vẻ đẹp của hồ Việt An
-
Rời phố cổ Hội An êm đềm, cổ điển, bạn sẽ đến với hồ Việt An xanh mát, mang một nét đẹp nguyên sơ, bình dị. Những du khách từng đặt chân đến đây đều chia sẻ rằng, chính mặt nước hồ phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ là vẻ đẹp mà họ không thể nào quên. Chưa kể, địa hình xung quanh hồ nước còn có đồi núi và rừng cây, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa, mướt mát.
-
Gần như mọi thời khắc trong ngày, mọi mùa trong năm, hồ nước này đều đẹp, những nét đẹp riêng nhưng đủ để mê hoặc du khách gần xa. Mùa mưa lũ, khi mực nước trong hồ dâng cao sẽ tràn từ trên cao xuống, trông giống như những con thác ở miền núi.
-
Khi nước trong hồ dâng lên cao sẽ tràn xuống phía dưới, trông như những ngọn thác. Ảnh: _Jay_
Vào những chiều hoàng hôn, hồ Việt An khoác lên mình một chiếc áo lãng mạn với sắc cam rực rỡ, sắc đỏ lạ mắt đỏ hay sắc tím mơ màng. Tất cả dường như sẵn sàng để bạn có thể giơ máy ảnh lên chụp nhiều bức ảnh đẹp nhất.
-
Thời điểm trăng tròn giữa tháng, du khách sẽ được dịp thưởng thức vẻ đẹp trầm mặc của hồ Việt An in hằn bóng trăng tròn vành vạnh. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi trên thuyền, chầm chậm dạo một vòng quanh hồ vào đêm trăng tròn mát mẻ, bình yên.
-
Chơi gì ở hồ Việt An?
-
Từ khi hồ thủy lợi này trở thành điểm du lịch sinh thái, nơi này thu hút nhiều du khách hơn. Người ta không chỉ đến đây thưởng ngoạn vẻ đẹp của mây trời, sông nước. Mà còn để vui chơi giải trí, giải tỏa hết mọi căng thẳng của cuộc sống. Thú vui đầu tiên mà bạn phải thử khi đến hồ nước này là chèo thuyền kayak một vòng quanh hồ.
-
Với những ai thích đắm mình trong dòng nước mát chắc chắn phải tắm ở hồ Việt An một lần cho biết. Nước ở đây trong xanh, sạch sẽ và mát rượi, sẽ cho bạn những giây phút quẩy dưới nước hết mình. Tao nhã hơn, bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn cần câu và một ít mồi để câu cá trong hồ. Ở đây có đủ các loài cá như cá rô phi, mè, trắm, tràu, trê, bống tượng,… đảm bảo một buổi câu cá bội thu.
-
Du khách trong và ngoài nước đều thích cảm giác chèo thuyền Kayak khi đến hồ nước sinh thái này du lịch.
-
Bên cạnh đó, bạn còn được ăn những món đặc sản đồng quê từ các hàng quán của người dân sinh sống bên hồ phục vụ. Có cá lóc nấu um chuối, có gà luộc chấm muối tiêu, món nào cũng ngon mà giá cả lại phải chăng, chắc chắc không làm bạn thất vọng.
-
Với những bạn trẻ đã du lịch Quảng Nam nhiều lần, đã khám phá hết các điểm đến nổi tiếng trong nội thành thì hồ nước sinh thái này là điểm đến lý tưởng để cắm trại qua đêm ngay bên bờ hồ. Bên ánh lửa bập bùng, nướng vài con cá, ăn vài củ khoai và kể đủ chuyện trên đời cho nhau nghe chính là trải nghiệm đáng để thử khi đến đây.
Hướng dẫn cách đi đến hồ Việt An
-
Để đến hồ Việt An, bạn có thể xuất phát từ trung tâm tỉnh Quảng Nam, đi theo hướng Quốc lộ 14E, đến ngã 3 rẽ vào đường DT 614, tiếp tục đi thẳng theo đường này và hỏi người dân cách nhanh chóng nhất để tiếp cận hồ nước thủy lợi này.
-
Không phải điểm check in quá nổi tiếng, nhưng hồ Việt An là nơi mang đến một trải nghiệm du lịch bình yên, thanh nhã cho du khách.
-
Khi đến điểm du lịch sinh thái này, bạn nên mang theo vài bộ quần áo, phòng khi đi thuyền hoặc tắm sẽ ướt đồ. Ngoài ra, nơi đây cũng có nhiều hàng quán của người dân nên bạn không lo bị đói. Đừng quên chuẩn bị máy ảnh hoặc sạc đầy pin điện thoại để chụp được nhiều bức ảnh kỷ niệm đẹp khi vi vu khám phá hồ nước thủy lợi Việt An.
4. Hồ La Nga-Cao Ngạn-địa điểm du lịch yên bình ở Thăng Bình
- Đây là hồ chứa nước ở xã Bình Lãnh, Thăng Bình, Quảng Nam. Đến địa điểm du lịch ở Thăng Bình này mọi người được thả hồn trong khung cảnh thiên nhiên tươi mát của núi non, sông suối.
- Những buổi chiều mát ngồi ngắm cảnh hồ, tận hưởng khung cảnh thiên sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời.
-
Nơi chúng tôi đến là hồ Cao Ngạn, một hồ nhân tạo được đào sau năm 1975 để phục vụ tưới tiêu cho một số xã phía Tây huyện Thăng Bình (thuộc thôn Cao Ngạn, xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), cách thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 23 km về phía Bắc.
-
Dừng xe đứng trên con đê đã được bê tông hóa và cũng là con đường chính bao quanh hồ, chúng tôi đón nhận những làn gió mang hơi nước mát lạnh, hít hà cái không khí dịu mát trong lành. Tiếp tục theo con đường độc đạo, cưỡi xe máy theo con đường bê tông rộng chừng 1,2m để đi quanh hồ.
- Con đường nhỏ vừa đủ hai chiếc xe máy tránh nhau ôm sát triền núi, cây cối um tùm rượi mát che bóng cả con đường đi, một bên là vách núi, một bên là hồ Cao Ngạn. Cảnh đẹp trên đường đi nên thơ và yên bình như níu chân những người thích khám phá.
-
Chúng tôi dừng lại chọn nơi mát mẻ, bằng phẳng ven hồ để chiêm ngưỡng cảnh núi hồ sơn thủy hữu tình, những cánh rừng tràm, bạc hà, thầu đâu… trải dài tít tắp, rì rào trong nắng gió. Mặt nước trong xanh, sóng lăn tăn vỗ nhẹ đôi bờ, thấp thoáng xa xa là chiếc thuyền nan nho nhỏ của người dân đang đánh bắt cá trên hồ, phía bên dưới con đường từng đàn bò đang ung dung gặm cỏ…
- Quá trưa, chúng tôi theo con đường bê tông vào thôn Cao Ngạn. Tuy đường sá cách trở nhưng phong cảnh hữu tình của Cao Ngạn khiến những mệt mỏi của chúng tôi tan biến và bước chân thêm phấn chấn với chặng đường khám phá phía trước. Một bức tranh miền quê đổi mới yên ả, thanh bình hiện ra.
- Từng thửa ruộng bậc thang xanh tốt với những hình dáng đặc trưng của ruộng vùng cao trải dài dưới thung lũng, những ngôi nhà mái ngói nằm trên lưng chừng đồi ẩn hiện trong màu xanh của cây cối, cảm giác như đang đứng trên một vùng quê nào đó ở Tây Bắc.
- Gửi xe máy ở một nhà người dân gần đường, chúng tôi bách bộ theo con đường bê tông giữa những đám ruộng bậc thang xanh mơn mởn. Đi đến đâu, gặp bất cứ người nào trên đường, chúng tôi cũng nhận được những lời chào hỏi ân cần, mến khách và thấy được cuộc sống no ấm, đủ đầy qua những nụ cười đầy mãn nguyện của người dân lao động vùng bán sơn địa này.
-
Mặt trời sắp khuất sau dãy Núi Ngang trước mặt. Chia tay chúng tôi, không biết từ lúc nào chủ nhà nơi chúng tôi gửi xe đã chuẩn bị sẵn một chai rượu và một vài con cá tươi rói vừa mới kéo lưới ở dưới lòng hồ Cao Ngạn. Uống ly rượu thắm đượm bao nghĩa tình, nhâm nhi miếng cá ngọt lừ của người dân mến khách, chất phác, mộc mạc…, khi ra về, dường như con đường ven triền núi không còn quanh co, khúc khuỷu, dốc lên dốc xuống nữa…
5. Bãi biển Bình Minh-Địa điểm du lịch biển ở Thăng Bình
- Nếu bạn người yêu thích biển có dịp đến với Thăng Bình thì hãy đến với bãi biển Bình Mình. Bạn sẽ được ngắm nhìn con sóng biển đẩy sô vào bờ, làn gió mang hơi mặn thổi vào ngươi rất tuyệt vời, cảm giác như nhẹ tênh.
- Ngoài ra đến đây vào buổi sáng sớm mọi người có thể chọn mua hải sản như mực, cá hố,…tưoi ngon do các thuyền vừa mới đánh bắt mang về mà giá lại rẻ.
- Ngoài ra kế bãi biển có rất nhiều quán bán đồ hải sản, mọi người thưởng thức nhấm nháp vài ly bia cũng vô cùng tuyệt vời.
- Bãi tắm chính của bãi biển Bình Minh được huyện Thăng Bình đầu tư vào năm 1998 với các hạng mục gồm nhà để xe, khu tắm nước ngọt và công trình vệ sinh. Sau khi đầu tư, huyện giao lại cho UBND xã Bình Minh sử dụng để khai thác phục vụ du khách. Qua 15 năm từ khi hình thành, du khách du lịch biển Quảng Nam trong và ngoài tỉnh đã biết đến bãi biển Bình Minh. Cứ mỗi mùa hè, lượng khách đến tắm và thưởng thức các món đặc sản tươi ngon của vùng bãi ngang ngày càng đông. Đây là bãi biển đẹp miền trung với bãi cát trắng mịn màng, bờ biển thoai thoải, đặc biệt là làn nước ở đây trong xanh như ngọc. Ai lần đầu đến biển, nhìn làn nước trong xanh với bãi cát trắng mịn, làn gió nồm thổi mơn man cũng có một cảm giác muốn đắm mình vào biển, được vẫy vùng trong làn nước mát rượi để quên hết những mệt nhọc…
- Không chỉ giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, bãi biển Bình Minh được biết đến với nhiều món hải sản tươi ngon, đặc biệt là mực cơm Bình Minh. Đây là loại hải sản được khai thác gần bờ và chỉ riêng vùng biển ngang mới ngon. Loại mực này được ngư dân khai thác ở vùng biển lộng, gọi theo ngư dân là mực cát vì loại hải sản này sống ở vùng biển gần bờ trong những khu vực có cát, cũng loại mực cơm nhưng khi khai thác ở những khu vực đáy biển có bùn thì không ngon bằng.
- Khi đánh bắt được mực cơm, ngư dân cẩn thận dùng các dụng cụ bảo quản riêng cho mực, giữ mực không va chạm nhiều, giữ nguyên cho da mực không trầy tróc và nhấp nháy các chấm sao. Mực cơm tươi rói được đưa thẳng vào các nhà hàng tại bãi tắm. Tại đây, các cơ sở thực hiện công đoạn hấp mực theo cách truyền thống, đơn giản nhưng đảm bảo độ tươi ngon của loại mực cát này. Mực vừa luộc xong, còn nguyên túi, ửng hồng, tươi rói, căng mọng, thực khách dùng tay bốc con mực cơm còn nghi ngút khói, chấm vào chén nước mắm nhỉ giã ít gừng và ớt, kèm theo rau húng, chuối chát… Chính loại mực này đã góp phần làm nên giá trị thương hiệu của bãi biển Bình Minh.
- Bãi biển Bình Minh với bờ biển dài, còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ, là tiềm năng to lớn để địa phương kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch sinh thái gắn với nghỉ dưỡng…
Đến bãi biển Bình Minh ăn gì?
- Bãi biển Bình Minh không chỉ giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, mà còn được biết đến với nhiều món hải sản tươi ngon, đặc biệt là mực cơm Bình Minh. Đây là loại hải sản được khai thác gần bờ và chỉ riêng vùng biển ngang mới ngon. Loại mực này được ngư dân bãi biển Bình Minh khai thác ở vùng biển lộng, gọi theo ngư dân là “mực cát”
- Ngoài những món hải sản tươi ngon, du khách tới bãi biển đẹp miền trung – bãi biển Bình Minh có thể tranh thủ tham quan và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của làng chài vùng bãi ngang này. Đó là những hoạt động văn hóa tâm linh được truyền từ đời này qua đời khác. Cách bãi biển Bình Minh khoảng 100 m về phía bắc, lăng thờ cá ông được ngư dân 2 làng Tân An và Hà Bình xây dựng khá lâu, hướng về phía biển. Đây là nơi táng cá ông mỗi khi Ông lụy vào bờ. Thi thể “Ông” cá được ngư dân khâm liệm cẩn thận, cả vạn ghe đều có mặt để làm lễ nghinh ông linh đình và mai táng chu đáo xung quanh lăng. Tục thờ cá ông được ngư dân địa phương gìn giữ và xem đây là một tín ngưỡng trong nghề đi biển. Theo quan niệm của ngư dân, cá ông là vị thần biển, luôn giúp đỡ họ mỗi khi gặp nạn…
6. Bầu Hà Kiều-Địa điểm vui chơi-thưởng thức cà phê ở Thăng Bình
- Đây là địa điểm vui chơi ở trung tâm thị trấn Hà Lam-huyện Thăng Bình. Nếu bạn muốn tìm địa điểm vui chơi giải trí, thưởng thức món ăn vặt và quán cà phê đẹp tại Thăng Bình thì Bàu Hà Kiều là lựa chọn tuyệt vời. Bạn sẽ được vừa ngồi thưởng thức cà phê, vừa ngắm nhìn công viên, có những gây phút thư thái cùng bạn bè, người thân của mình.
-
Ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, có một địa điểm khá nổi tiếng. Đó là Hà Kiều. Hà Kiều nay thuộc khối phố Hà Kiều, thị trấn Hà Lam. Hà Kiều, theo ông Nguyễn Công Xuân, sinh năm 1925, một trong những bậc lão làng của đất Hà Lam, ý chỉ một cây cầu ở Hà Lam. Chữ “Hà” ý chỉ Hà Lam, còn “Kiều”, theo chữ Hán là cầu. Nghĩa là cầu ở Hà Lam. Cây cầu này bắc ngang qua bàu sen. Bàu sen lại có tên chữ là Hà Trì. “Hà” có bộ thảo ở trên cùng, nghĩa là sen. Còn “Trì” nghĩa là bàu nước. Nôm na là bàu nước có sen. Tương truyền, xưa kia, ở làng Hà Lam có một khe nước chảy, có sen mọc ở dưới khe, nên mới có tên chữ là Hà Khê. Ngoài chữ “Hà” như đã nói thì chữ “Khê” có nghĩa là khe nước. Khe nước này ngăn cách hai ấp là ấp Trung và ấp Thị. Để dễ dàng qua lại, dân làng mới bắt một cây cầu bằng tre ngang qua khe. Làm bắng tre, tức cây cầu trông rất đơn sơ, giản dị. Thế cho nên trong tấm bia Hà Kiều có khắc dòng chữ “Ngô hương Hà Khê hữu kiều cổ hý”, tức “Khe sen làng ta có một cây cầu”. Và, xung quanh Hà Kiều có sự tích khá hấp dẫn và lý thú.
-
Như đã nói, khởi thuỷ, làng Hà Lam có khe nước có sen mọc gọi là Hà Khê. Khe nước muôn đời vẫn là khe nước, nếu không có sự tác động của thiên nhiên hay của bàn tay con người. Hà Khê cũng vậy. Thế cho nên, Hà Khê biến thành Hà Trì là nhờ hai nhân vật khá đặc biệt. Đó là cụ Hà Đình Nguyễn Thuật và cụ Sơn Phòng Nguyễn Tạo. Từ nhỏ, hai cụ đã nổi tiếng học giỏi. Lớn lên, khi đi thi, hai cụ đều đỗ đạt cao, làm rạng danh làng xóm. Trong lúc cụ Nguyễn Tạo đỗ cử nhân thì cụ Nguyễn Thuật đỗ phó bảng. Cả hai được ra làm quan trải qua nhiều đời vua… Trong đó, cụ Hà Đình Nguyễn Thuật làm đến chức Đông Các Đại học sĩ, một chức vụ được xem như tứ trụ của triều đình Huế. Tuy làm quan lớn, nhưng với quê hương, hai cụ cũng rất có nghĩa với bà con, làng xóm. Tương truyền, cả hai cụ là những người khởi xướng, vận động bà con xây dựng công trình thuỷ lợi, dẫn nước tưới cho đồng ruộng, xây cầu khá chắc chắn để nhân dân dễ dàng qua lại.
-
Nguyên thời trước, để trồng lúa, người dân Hà Lam phải lấy nước ở khe nước tự nhiên chảy qua làng. Đó là Hà Khê. Nhưng nước khe làm sao đủ để tưới, nhất là trong những năm hạn hán? Không có nước, họ đành đứng nhìn cây lúa héo dần, chết dần. Hiểu được tình cảnh của dân làng, các cụ mới khởi xướng đào khe sâu và rộng để dẫn nước từ sông Ly Ly vào, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dân làng ai nấy đều hăng hái tham gia. Kẻ góp sức, người góp công. Chẳng bao lâu sau, từ khe nước nhỏ có tên Hà Khê, khe đã biến thành bàu, tên chữ là Hà Trì, tức bàu sen. Gọi là bàu nhưng bàu này khá dài, lại uốn lượn thành chín khúc, nên người xưa còn gọi là cửu khúc Hà Trì. Từ khi công trình đào khe Hà Khê hoàn thành, nước từ sông Ly Ly chảy vào nhiều, tạo điều kiện cho người dân đưa nước vào đồng ruộng, góp phần cứu lúa, nhất là những năm khô hạn.
-
Bên cạnh việc vận động nhân dân xây dựng công trình thuỷ lợi, các cụ còn vận động nhân dân xây cầu. Theo tài liệu còn lưu lại thì vào năm Thành Thái thứ hai, tức năm 1890, cụ Sơn Phòng Nguyễn Tạo và cụ Hà Đình Nguyễn Thuật đề xướng lạc quyên để xây dựng lại cây cầu bắc ngang qua ấp Trung và ấp Thị. Nguyên cầu cũ là cầu tre, rất tạm bợ, lại xuống cấp, gây nguy hiểm cho người dân qua lại, đặc biệt trong mùa mưa bão. Cây cầu mới có ba nhịp, được xây dựng khá chắc chắn, xây cuốn, ở giữa lót ván nên có tên là cầu ván. Cũng từ đó, danh xưng Hà Kiều mới được hình thành. Đặc biệt, cụ Sơn Phòng Nguyễn Tảo đã góp tổng cộng 300 quan tiền, một số tiền khá lớn lúc bấy giờ để xây dựng công trình thủy lợi ở Hà Trì và bắt cầu Hà Kiều.
-
Hiện nay, cầu gỗ Hà Kiều không còn. Thay vào đó đó là chiếc cầu xi măng khá vững chắc. Tuy nhiên, ở Hà Kiều vẫn còn di tích quý còn lưu lại là tấm bia được lập thời Thành Thái thứ 12, tức năm 1900. Bia nói về việc làm cầu, ghi lại công sức đóng góp của bà con, làng xóm, như ghi lại một dấu ấn lịch sử. Và, cũng cần chú ý, theo các bô lão làng Hà Lam, thời xưa, nhà cụ Hà Đình Nguyễn Thuật, còn gọi là cụ Thượng Hà Đình, một danh nhân nổi tiếng của xứ Quảng quay hướng ra cầu. Cổng nhà xây kháng trang cổ kính, bên bờ có hàng trúc ngày ngày soi bóng xuống bàu sen. Trước cảnh đẹp Hà Kiều, sinh thời, cụ Hà có sáng tác hai câu thơ “Thập lý hà phong hương bất đoạn/ Bản kiều tây bạn thị ngô gia”. Nghĩa là “Mười dặm hương sen mùi còn thoảng/ Bờ tây cầu ván ấy nhà ta”. Thế cho nên, xưa, theo cách nói dân gian, người ta thường gọi bàu sen, tức Hà Trì, là bàu cụ Thượng. Cụ Thượng ở đây là cụ Thượng Hà Đình!
7. Đầm sen ở một số xã
- Nếu mọi người có dịp đến với Thăng Bình Quảng Nam vào mùa hè (5-7), dịp sen nở thì có thể ghé thăm những đầm sen một số xã tại đây. Có một số đầm sen nhỏ ở Bình Định, Bình Quý và đặc biệt đầm sen ở xã Bình Triều, rộng và đẹp. Chỉ cần giơ máy ảnh lên là bạn đã có được một bức ảnh đẹp và chất cùng với sen.
- Một không gian đầm sen rộng lớn, xanh và đẹp để bạn tha hồ tạo dáng chụp hình. Đầm sen được người chủ trang trí với những chiếc chong chóng, xích đu,…chút điểm xuyến để không gian thêm ấn tượng và mọi người có bức hình lung linh. Giá vào đầm sen để tham quan, chụp hình chỉ vài chục nghìn.
- Thường các địa điểm du lịch nổi tiếng đông người và khó để chụp bức ảnh đẹp, nhưng đến với đầm sen thì mọi người thoải mái chụp, tận hưởng không gian xanh thoáng.
- Mọi người biết những địa điểm du lịch nào ở Thăng Bình đẹp nữa, hãy chia sẻ với chúng tôi để nhiều người biết ghé đến nhé.
Chúc mọi người có cơ hội trải nghiệm những địa điểm du lịch tuyệt vời này tại Thăng Bình-Quảng Nam.