Làng Mộc Kim Bồng Hội An – Di Sản Văn Hóa Trăm Năm Tuổi

1. Sơ Lược Về Làng Mộc Kim Bồng Hội An

✤ Được xây dựng từ những năm cuối thế kỉ 15, làng mộc Kim Bồng Hội An thuộc xã đảo Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam – nơi từng được xem là thương cảng sầm uất của đàng trong.

✤ Nằm ở hữu ngạn sông Thu Bồn, chỉ cách phố cổ Hội An có mấy nhịp bơi chèo. Ngôi làng của những người thợ mộc chứ danh xưa vốn là một gò nổi trên sông, 500 năm trước những người dân đằng ngoài đã theo chân chúa Nguyễn vào Nam mở cõi đã chọn nơi này làm chốn ngụ cư.

✤ Làng mộc Kim Bồng nổi tiếng với nghề mộc truyền thống đạt đến trình độ cao, gắn bó lâu đời với vùng đất Hội An. Khu phố cổ chính là tấm gương soi phản ánh bề dày và chiều sâu của nghề mộc Kim Bồng, thể hiện qua vẻ đẹp kiến trúc hài hòa trên nền nghệ thuật trang trí nội thất, và chạm khắc gỗ điêu luyện.

✤ Hiện nay sẽ có hai cách để đi đến làng mộc Kim Bồng, cách thứ nhất là đi thuyền đến xã đảo Cẩm Kim và cách thứ hai là đi đường bộ qua cầu Cẩm Kim rồi đến làng mộc Kim Bồng. Du khách có thể đến làng mộc bằng một trong 2 cách này, tuy nhiên, nếu muốn trải nghiệm cả 2 cách thì bạn có thể đi bằng đường thủy và về bằng đường bộ hoặc ngược lại.

2. Làng Mộc Kim Bồng Ở Hội An – Làng Nghề Truyền Thống Cổ Xưa 

✤ Nguồn gốc Làng mộc Kim Bồng Hội An được kể lại qua những câu chuyện của người dân bản xứ. Làng Kim Bồng (tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng khắp đó đây. Tọa lạc ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đây là một vị trí thuận lợi đắc địa để có thể phát triển ngành nghề. 

✤ Đình làng Kim Bồng chính là nơi thờ tổ nghề thợ mộc. Thuở xưa, cả làng có 4 dòng họ là Nguyễn, Huỳnh, Phan, Chương đều theo nghề thợ mộc. Ngày đó mộc Kim Bồng đã rất phát triển với nghề xây dựng nhà cửa, đình chùa, làm đồ mộc dân dụng và đóng thuyền. Các người thợ Kim Bồng đã để lại dấu ấn tài nghệ tuyệt với của mình trong những di tích kiến trúc Hội An và cung đình Huế.

✤ Tổ tiên nghề mộc Kim Bồng, vốn từ khắp nơi của đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam, đặc biệt là vùng Thanh Nghệ Tĩnh hội tụ vào làm ăn sinh sống từ thế kỷ 15, được bổ sung vào các thế kỷ 16, 17. Họ cũng bắt đầu nghề nghiệp của mình từ những ngôi nhà tranh, tre cổ truyền đến những ngôi nhà khung gỗ thông thường “Tam gian nhị hạ”, rồi đến các tiện nghi đồ dùng trong gia đình, phương tiện giao thông như: ghe, thuyền nan,…

✤ Cho đến những năm cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, làng mộc Kim Bồng ở Hội An phát triển hơn, với những điểm thuận lợi  về kinh tế, giao lưu buôn bán đã góp phần thúc đẩy sự phát triển này. Từ đó cho đến nay, nơi đây dần dần nuôi dưỡng những nghệ nhân khéo léo bậc thầy ghi danh ở những công trình kiến trúc lớn có giá trị còn lưu giữ đến ngày nay. 

✤Với lòng đam mê và sự nhiệt huyết với nghề mộc, không muốn nghề truyền thống của gia đình bị lãng quên, ông Huỳnh Ri là truyền nhân đời thứ 12 của nhà làm mộc họ Huỳnh trong làng Kim Bồng đã cố gắng lưu giữ lại vốn nghề truyền thống của làng sau khi chiến tranh kết thúc. Và không phụ lại sự nhiệt tình của người thợ mộc có tâm, ngày nay nghề mộc của làng nghề Kim Mộc đã và đang được khôi phục, gìn giữ và phát triển.

3. Nét Nghệ Thuật Vang Danh Của Làng Nghề Hàng Trăm Tuổi 

✤ Đến với làng mộc Kim Bồng ở Hội An vang danh đã có hàng trăm năm tuổi, người ta không một chút nghi ngờ về những nét đặc trưng mang dấu ấn nghệ thuật mà nó có được. Khó có thể nói hết về nghề mộc kiến trúc – chạm khắc gỗ của Kim Bồng với cái riêng, các đặc thù truyền thống.

✤ Với mộc Kim Bồng, nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế là những điều du khách có thể cảm nhận từ hình ảnh phố cổ Hội An cũng như trên các sản phẩm khác. Những họa tiết hoa văn trên từng cây cột cây kèo là hình ảnh cành hoa, cây lá.

✤ Thời gian đã nhuộm cho chất liệu gỗ một màu nâu óng ả, tạo nên chất lượng cho sản phẩm từ làng nghề mộ Kim Bồng Hội An, với những sắc độ khác nhau, chập chờn trong không gian sớm tối, tạo nên không khí sang trọng mà diệu kỳ, đưa tâm hồn người ta về với thế giới nghệ thuật một cách tự nhiên không sắp đặt và giả tạo.

✤ Ngoài ra, du khách có thể đạp xe dạo quanh làng mộc Kim Bồng, thăm thú đời sống người dân, tham quan nhà thờ tộc, tìm hiểu các công việc nhà nông như: dệt chiếu, đan tre, tráng bánh…, và thưởng thức các món ăn dân dã địa phương.

4. Say Mê Với Những Dấu Ấn Tài Hoa Từ Làng Nghề Mộc Kim Bồng 

✤ Khi du lịch làng mộc Kim Bồng được phát triển thì nhiều du khách đã thật sự bị mê hoặc bởi những kiệt tác tại làng, bạn sẽ có cơ hội ghé thăm xưởng mộc, trực tiếp xem những nét chạm  trổ của người thợ đầy khéo léo tài khoa nơi đây. Tất cả sẽ khiến bạn cảm thấy say mê bởi những nét tài hoa của những nghệ nhân nơi đây.

✤ Tại đây cũng đang trưng bày những sản phẩm đặc sắc như: chiếc đinh hương chạm khắc 1000 con rồng bằng hình ảnh cây tre hóa đã được triển lãm nhân dịp 1000 năm Thăng Long tại Hà Nội, chùa Cầu Hội An được chuyển thể nguyên trạng, …

5. Làng Mộc Kim Bồng Ngày Nay

✤ Dù thời gian có trôi qua theo dòng chảy của thăng trầm cuộc sống, mọi thứ của làng nghề mộc Kim Bồng Hội An, những sản phẩm của Làng mộc ngày nay dù trải qua bao thăng trầm của thời gian, vẫn giữ nguyên vẹn nét đặc thuở ban sơ, thu hút nhiều người đến thăm quan tìm hiểu mỗi ngày. 

✤ Với sự khôi phục của một làng nghề truyền thống, ngày nay làng mộc Kim Bồng đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách đếm tham quan và tìm hiểu. Làng mộc Kim Bồng không chỉ thu hút những người yêu thích nghệ thuật mà còn làm say mê những du khách có niềm yêu thích đặc biệt với những nét văn hóa đặc sắc của những làng nghề truyền thống của Hội An, Quảng Nam.

 

Để lại một bình luận