Câu Chuyện Về Những Con Tò He Ở Hội An

1. Giới Thiệu Về Tò He Ở Hội An 

✴ Đến với Hội An, bạn sẽ biết đến Tò he ở Hội An đến với làng gốm Thanh hà, nơi được nhiều người biết đến bởi những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, tỉ mỉ.Không biết tự bao giờ, gắn liền với phát triển du lịch, người làm gốm đã đa dạng hóa sản phẩm của mình. Họ chế tác thêm nhiều sản phẩm gốm lưu niệm phục vụ cho nhu cầu của du khách. Từ đó, món đồ chơi dân gian tò he ra đời.

 ✴ Con Tò he ở Hội An hay còn được gọi là con thổi là một trong những nghề có tuổi thọ hàng trăm năm ở đất phố cổ Hội An và vẫn luôn được những nghệ nhân nơi đây gìn giữ và phát triển. Cho đến khi Hội An được Unesco công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, nghề tò he mới được nhiều người biết đến.

✴ Những con tò he nhỏ nhắn được làm từ đất sét với nhiều hình thù khác nhau, đặc biệt là hình dạng 12 con giáp, khi thổi phát ra tiếng kêu “te te” khiến du khách vô cùng thích thú.

2. Con Tò He Ở Hội An – Hình Ảnh Đẹp Của Chốn phố Hội

✴ Khi đặt chân đến Hội An, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những sạp bán tò he và nghe về câu chuyện con tò he ở Hội An thân thương được bày trên những con đường, trên những chiếc xe đạp. Người bán tò he thường là những cụ già. Với những nét đẹp đó, Tò he đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp, gần gũi của chốn phố Hội nơi đây.

✴ Những con tò he ở Hội An gắn liền với cuộc sống tần tảo, đảm đang của bao người phụ nữ làng gốm Thanh Hà nói riêng và những người phụ nữ Hội An nói chung. Có những người đã gắn bó với nghề làm tò he gần chục năm trời, cũng có người gắn bó gần như cả đời người. Bởi ngoài việc mưu sinh kiếm sống, họ còn muốn lưu giữ nghề truyền thống của ông cha đã để lại. Thông qua những con tò he, du khách còn biết đến nơi đây với một bề dày văn hóa, về đất và người Hội An.

3. Tò He Ở Hội An Được Tạo Ra Bằng Cách Nào?

 Để một con tò he ra đời phải qua rất nhiều công đoạn.Tò he tại Hội An mang nét đặc trưng riêng tay nghề người thợ nơi đây.Yếu tố quyết định đến chất lượng tò he là “đất” – nguyên liệu chính. Đất sét sau khi được lấy từ những thửa ruộng ở dọc bờ sông Thu Bồn về, phải qua quá trình ủ để giữ độ ẩm. Sau đó là công đoạn nhồi, đánh cho đất chín rồi mới bắt đầu nặn từng con tò he bằng tay rất tỉ mỉ.

  • Sau khi nặn xong hình dáng sản phẩm, người ta dùng que nhọn vẽ trang trí sao cho thật bắt mắt, sau đó mới khoét lỗ. Khoét lỗ phải canh làm sao cho khi thổi vào, âm thanh phát ra phải to và thanh.
  • Sau khi hoàn tất công đoạn nặn, tò he được mang ra phơi khô rồi đưa vào lò nung khoảng 20 tiếng. Có thể để tò he nguyên vẻ thô sơ, mộc mạc hoặc quét một lớp sơn nhũ, sơn bóng màu đỏ lên để khách hàng lựa chọn.
  • Đến đây mới biết được làm ra con tò he đòi hỏi rất nhiều ở những người nghệ nhân sự khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì. Nếu bạn có dịp, đừng bỏ qua cơ hội thử làm một con tò he cho mình nhé!

4. Bờ Sông Hoài – Điểm Bán Tò He Nhộn Nhịp Nhất Ở Hội An

✴ Sự gắn bó với những giá trị truyền thống của những người dân phố cổ Hội An thật đáng ngưỡng mộ, tò he ở Hội An nổi tiếng bởi vậy, họ không ngại mưa ngại nắng và vui vẻ đem những giá trị xưa cũ của Hội An đến tay nhiều du khách gần xa.

✴ Rảo bước trên những con phố cổ, đặc biệt là con đường bên bờ sông Hoài, bạn sẽ bắt gặp nhiều sạp bán tò he tại Hội An Hơn chục phụ nữ ở độ tuổi từ 50 đến hơn 70 hàng ngày vẫn ngồi thành hàng dài bên lề đường Bạch Đằng, với những chiếc mẹt đan tre, bày bán những con thổi do các nghệ nhân làng gốm Thanh Hà làm ra. Có lẽ đây là một trong những hình ảnh tạo nét độc đáo riêng trong con mắt du khách phương xa về sinh hoạt của người dân địa phương.

Con Tò he ở Hội An thật đặc biệt phải không? Chỉ là một vật đồ chơi nhỏ làm từ đất sét, ấy vậy mà nó đã gắn bó với người dân chón phố Hội hàng chục năm nay. Nếu bạn có dịp ghé thăm Hội An, đừng quên mua những con tò he về làm quà cho bạn bè và người thân nhé. Chúc bạn có những trải nghiệm du lịch đáng nhớ tại phố Hội.

 

Để lại một bình luận