Khám phá vẻ đẹp trên đỉnh Am Thông Đại Lộc
Bằng Am Quảng Nam là một vùng núi mang vẻ đẹp thơ mộng và huyền bí, tọa lạc ở rìa phía Bắc của núi Hữu Niên. Vùng đất này thuộc địa phận xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Từ trung tâm thành phố Tam Kỳ đến đây khoảng 80km về hướng Tây Bắc. Nếu bạn xuất phát từ Đà Nẵng, quãng đường đến Bằng Am sẽ rút ngắn còn hơn 40 km. Hành trình chinh phục có thể sẽ tốn cả ngày dài vì đường xa và phải leo núi. Tuy nhiên, còn một lý do khác khiến du khách quyến luyến đỉnh núi ở Quảng Nam này, đó chính là vẻ đẹp thơ mộng đầy mê hoặc khi đặt chân lên đỉnh.Hoặc đi bằng dịch vụ xe du lịch, taxi tại Đại Lộc đưa đón tận nơi.
Bằng Am là địa điểm du lịch Đại Lộc rất đẹp, còn gọi là Am Thông hay Tùng Sơn, là dãy núi đá vôi cao 830 m so với mực nước biển tọa lạc tại khu vực xã Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam. Nơi đây như một chốn bồng lai, là nơi bạn có thể đón những tia nắng đầu tiên của bình minh và ánh tà dương muộn hạ dần sau núi đồi.
Những đêm trăng tròn vằng vặc, với ai thích thiền và tâm linh thì qua đêm nơi này rất tuyệt. Sau tiếng ầm ì của gió, róc rách của suối và du dương của côn trùng, chỉ còn lại tiếng nhịp nhàng của hơi thở và tiếng lòng rơi vào thinh không.
.Những ngày đầu tiên đến vùng rừng núi hoang vu, nơi “con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh”, nhưng với phong cảnh hữu tình tạo nên bức tranh sơn thủy hợp với lòng người quy ẩn; thầy trò ông chọn một chiếc hang đá tự nhiên dưới rừng thông, bên suối nước chảy róc rách làm nơi trú ngụ. Cũng bởi đặc điểm này nên người dân quanh vùng kính cẩn gọi ông là “Đức Tùng Sơn”.
Từ đó, thầy trò ông tháng ngày chuyên tâm đọc sách thánh hiền, nghiên cứu kinh kệ Phật pháp; thường xuyên giao du với các danh sĩ trong vùng như cử nhân Lương Thúc Kỳ, chưởng ấn Nguyễn Văn Quỳ cùng các bậc tú, cử, nho, y… danh tiếng khác. Ông còn nấu thuốc luyện đơn chữa bệnh cho dân nghèo vùng chín xã Sông Con, cứu giúp kẻ cô thế nên được người dân quanh vùng tôn vinh như bậc tiên thánh.
Uy tín, tài năng và đức độ của thầy Tùng Sơn ngày một bay xa khiến bọn quan lại Nam triều, tay sai của thực dân Pháp bắt đầu để ý nghi ngờ, dòm ngó.
Quanh các làng Hữu Trinh, Hòa Hữu, Phước Lâm thuộc xã Đại Hồng, hay tận vùng bờ bắc sông Vu Gia như Hà Tân, Đại An, Hà Dục… còn lưu truyền trong dân gian nhiều chuyện ly kỳ về tài năng võ nghệ của thầy Sáu Máy.
Một lần sau khi bốc thuốc chữa bệnh cho bà con dưới làng Hữu Trinh, trên đường trở về am ông gặp một con cọp hung dữ xông ra chặn đường. Ông nghe kể con cọp này từng bắt trâu bò và đã giết nhiều người dân. Trong tay không tấc sắt nhưng chỉ bằng chiếc khăn quấn cổ và với vốn võ nghệ của mình, sau vài đường quyền, ông đã quật ngã con hổ dữ và làm cho nó đau đớn, hốt hoảng chạy biến vào rừng, từ đó không còn dám ra quấy nhiễu dân làng nữa.
Từ lời đồn thổi trong nhân dân về tài nghệ và danh tiếng của thầy Tùng Sơn, tên Quản Sơn chỉ huy đồn An Điềm nghi ngờ ông đang hoạt động “quốc sự” nên sai lính đến vây bắt giải về phủ Điện Bàn để tâng công. Vừa gặp ông, nó trợn mắt, tay tóm cổ áo rồi quát: “Mày định làm quốc sự à?”. Nhanh như cắt, bằng một động tác võ nghệ điêu luyện, người ta chỉ nghe Quản Sơn la lên một tiếng rồi đổ kềnh ra đất trước bao con mắt ngạc nhiên và thán phục của nhiều người. Lần ấy, ông theo lính về phủ Điện Bàn, gặp Lãnh binh Đình Điềm là người quen cũ bảo lãnh nên được tự do. Tên Quản Sơn bị quở trách là quấy rối người ẩn sĩ.
Một buổi sáng cuối xuân năm Thành Thái thứ nhất (1900), thầy Tùng Sơn xuống làng gặp đệ tử của mình là thầy Bốn Kế, dặn rằng: “Khi nào thấy cửa động có khói là ta đã tịch. Con nhờ mọi người lên đậy giúp nắp thạch quan cho ta!”. Đêm ấy vào tiết Trung nguyên, trăng sáng vằng vặc; dân chúng nhìn lên phía Am Thông thấy một vầng khói quyện lờ mờ thì biết là thầy Tùng Sơn đã an nhiên nhập định. Sáng hôm sau, dân làng kéo lên am thực hiện lời di huấn của thầy thì thấy mối đã đùn lấp kín miệng hang thạch táng nơi thầy tịch diệt.
Trong am còn để lại một bài kệ và một bài thơ thất ngôn bát cú có tựa là “Cảnh thế”, nguyên văn như sau:
“Chài danh câu lợi ủa mà chi
Lợt lạt mùi thiền họa có khi
Khe hạc sóng yên miền tế độ
Non tùng bia tạc đá còn ghi
Tòa sen phất phất đưa hương nhẹ
Áo tuyết phau phau chút bụi gì
Ngoảnh lại Hoàng Châu thương những kẻ
Khối trần đẽo mấy cũng còn y”.
Trên đỉnh Bằng Am cùng với những vườn thông, đồi cây chổi và các thực vật khác rất phong phú, đẹp mắt, còn có một rừng hoa sim tím rất đẹp. Rừng sim ở Bằng Am sẽ là một địa chỉ trải nghiệm lý thú, khó quên đối với du khách.
Dù chưa được đưa vào khai thác như một điểm đến đáng chú ý của giới trẻ nhưng các mùa xuân – hè – thu… Bằng Am không thiếu bước chân lui tới của giới trẻ ưa đi phượt, tìm kiếm, khám phá nét hấp dẫn của thiên nhiên xứ Quảng. Chính quyền Đại Lộc cũng trải qua thời gian dài kêu gọi các dự án đầu tư vào đây nhằm đánh thức Bằng Am.