Bảo tàng Điện Bàn – dấu ấn lịch sử

Bảo tàng Điện Bàn là bảo tàng cấp huyện có sớm nhất tỉnh Quảng Nam, cũng như trong cả nước, với hơn 500 tranh, ảnh, hiện vật và các hiện vật khoa học phụ trong gian đoạn Điện Bàn trước năm 1930 và Điện Bàn từ năm 1930 – 1975. Hiện nay, bảo tàng đã có hơn 1.000 hiện vật, với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Đặc biệt bộ sưu tập đèn dầu cổ độc đáo với hơn 500 chiếc, qua các niên đại được sưu tập trong nước và từ nhiều quốc gia.

Bảo tàng Điện Bàn là một trong những điểm tham quan mang nhiều ý nghĩa liên quan đến lịch sử. Có quy mô bề thế, bảo tàng này là nơi trưng bày phong phú từ nền văn hóa thời sơ sử, đến quá trình hình thành và đấu tranh cách mạng của đất và người Điện Bàn, với các hiện vật vô cùng phong phú giá trị. Bảo tàng Điện Bàn rộng 15.000 m2 được xây dựng năm 1978 và đưa vào sử dụng năm 1982. Nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật theo nhiều chủ đề như chiến tranh cách mạng, văn hóa dân gian, văn hóa phi vật thể của nền văn hóa Sa Huỳnh, đến Văn hóa Chăm, và những hiện vật tại Dinh Trấn Thanh Chiêm.

>>. Dịch vụ xe taxi Điện Bàn

 

Đặc biệt năm 2011, Bảo tàng mua lại bộ Sưu tập đèn cổ của anh Lê Công Anh Đức, đây là bộ sưu tập được đánh giá là lớn nhất Việt Nam. Hiện nay bảo tàng Điện Bàn đang lưu giữ hơn 15.000 đơn vị hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, bản vẽ xưa rất giá trị. Hầu hết các hiện vật được trưng bày đều là hiện vật gốc. Bảo tàng hiện nay được xây dựng 6 phòng chức năng trưng bày, gồm Phòng trưng bày văn hoá-lịch sử, Phòng trưng bày bộ sưu tập đèn cổ, Phòng Văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Chăm Pa, Nghệ thuật tuồng. Sau phòng giới thiệu tổng quan, du khách có thể bắt đầu tham từ phòng trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh nơi trưng bày những mộ chum và hiện vật tùy táng được khai quạt tại nhà bà Nuôi, xã Điện Nam Đông, có niên đại cách đây 2080 năm.

Ở đây du khách sẽ bắt gặp rất nhiều hiện vật như 33 Mộ chum và dấu vết 4 mộ đất của người cổ Sa Huỳnh, 193 đồ gốm, 3.929 đơn vị đồ trang sức…Tiếp đến là phòng Văn hóa Chăm pa, trưng bày những hiện vật  như: Tượng thần ganesa, bò thần,  bộ Yoni-linga…. Điểm nhấn tại phòng trưng bày văn hóa Chăm là phù điêu bằng gốm, mô phỏng Tháp Bằng An một ngọn tháp có kiến trúc hình bát giác độc đáo duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam.

 

Để lại một bình luận