Mâm Cúng Đầy Tháng Thôi Nôi Hải Châu – Đà Nẵng
Cúng thôi nôi hay còn gọi là cúng đầy năm là một nghi thức tập tục thờ cúng đậm tính văn hóa cổ truyền Việt Nam. Vậy cúng đầy năm cho bé cần chuẩn bị lễ vật và sắp xếp lễ vật như thế nào để có mâm cúng thôi nôi đúng tập tục?
DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG MINH LIÊN LÊ
Nhận đặt Mâm Cúng Đầy Tháng Thôi Nôi Hải Châu – Đà Nẵng
Tư vấn và báo giá : 0387 854 012
- Nhận làm mâm cúng theo yêu cầu
- Giao và sắp xếp bàn cúng tận nơi
- Đầy đủ lễ cúng cho gia đình
- Nhiều gói mâm cúng để lựa chọn phù hợp
- Giá thành tốt nhất
Nhận đặt mâm đồ cúng đầy tháng trọn gói giao tận nơi. Mâm cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái đầy đủ đúng phong tục giúp các gia đình tiết kiệm thời gian và công sức. Mâm cúng đầy tháng là mâm cúng mụ bà khi bé tròn 1 tháng tuổi. Nếu bạn đang cần tổ chức cúng đầy tháng cho bé nhà mình hãy nhanh tay gọi điện cho chúng tôi để đặt hàng mâm cúng đầy tháng trọn gói này nhé.
Cúng đầy tháng là gì ?
Cúng đầy tháng là lễ cúng tạ ơn 12 bà mụ tiên nương và bà chúa thai sanh. Trong văn hóa người Việt thì khi đứa bé được tạo ra bởi bà chúa thai sanh và nuôi dưỡng chăm sóc bởi 12 mụ bà tiên nương. Chính thì vậy ở các mốc 1 tháng, 1 năm, 3 năm, 6 năm, 9 năm và 12 năm sẽ làm mâm cúng để tạ ơn các mụ bà và cầu mong các mụ bà luôn chăm sóc và che chở cho bé.
Mâm cúng đầy tháng gồm những gì ?
Lễ vật cúng mụ bà cũng tùy vào vùng miền nhưng nhìn chung có sự tương đồng và giống nhau ở các món. Dưới đây là danh sách các lễ vật cần có trong mâm cúng mụ đầy tháng cho bé trai và bé gái
Mâm cúng 12 bà mụ tiên nương
- 12 đĩa xôi gấc (xôi màu đỏ cam)
- 12 chén chè (trôi nước hoặc chè đậu)
- 12 miếng trầu têm cánh phượng
- 12 ly nước
- 12 cây đèn cầy
- 12 đôi hài giấy
- 12 bộ áo giấy
Mâm cúng Bà Chúa Thai Sanh
- 1 con gà trống luộc
- 1 đĩa xôi lớn
- 1 tô chè (trôi nước hoặc chè đậu)
- 1 đĩa trái cây
- 1 bình hoa tươi
- 1 chén gạo
- 1 chén muối
- 3 miếng trầu têm cánh phượng
- 3 ly trà
- 3 ly rượu
- 1 đôi hài giấy (to hơn của 12 bà mụ)
- 1 bộ áo giấy (to hơn của 12 bà mụ)
- 1 bộ giấy cúng bà mụ (giấy bình an, mẹ sanh mẹ độ, tiền vàng mã)
Cách sắp xếp mâm cúng đầy tháng
Trước đây người ta sắp xếp mâm cúng 12 mụ bà ở 1 bàn lớn và lễ cúng Bà chúa thai sanh ở 1 bàn nhỏ hơn nhưng cao hơn cỡ 10cm. Nhưng ngày nay việc sắp xếp được bày biện khác đi. Như hình ảnh dưới đây thì đồ lễ cúng 12 bà mụ tiên nương và Bà chúa thai sanh đều bày chung một bàn. Việc bài trí sắp xếp tùy theo kiểu bàn và kích cỡ bàn.
>> Mâm cúng đầy tháng thôi nôi tại Điện Bàn
Một lưu ý nhỏ cho các gia đình khi bày mâm cúng đầy tháng đó là. Bàn cúng mụ (12 mụ tiên nương và Bà chúa thai sanh) là bàn thờ riêng. Còn nếu trong nhà có bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật, bàn thờ ông thần tài… thì phải cúng riêng chứ không bày biện chung trên bàn cúng này.
Nhận đặt mâm cúng đầy tháng giao tận nơi
Chúng tôi là đơn vị cung cấp mâm cúng tâm linh trọn gói cho các khách hàng có nhu cầu. Và mâm cúng đầy tháng cho bé gái là một trong những mâm cúng được nhiều khách hàng quan tâm.
Dịch vụ của chúng tôi phục vụ tận nơi tại Duy Xuyên. Mâm cúng đầy đủ đúng theo phong tục tập quán. Giá mâm cúng được chúng tôi đưa ra hợp lý với từng đối tượng khách hàng. Xin mời xem bảng giá dưới đây.
Với mức giá phù hợp, mâm cúng được làm kỹ lưỡng và bày biện đẹp mắt. Mâm cúng đầy tháng Duy Xuyên đã cung cấp cho khách hàng hàng trăm mâm cúng trong suốt thời gian qua. Và nếu gia đình Anh Chị đang có nhu cầu cúng đầy tháng cho bé mà không có đủ thời gian tự mua sắm nấu nướng. Thì hãy đặt hàng ngay mâm cúng đầy tháng trọn gói cho Bé trai nhà mình nhé.
Địa chỉ đặt mâm lễ cúng mụ đầy tháng uy tín
Với kinh nghiệm làm mâm cúng tâm linh từ nhiều năm qua, chúng tôi tự hào là cơ sở cung cấp đồ cúng hàng đầu ở địa phương. Để đặt hàng mâm cúng anh chị vui lòng liên hệ qua số điện thoại hoặc qua zalo dưới đây để được tư vấn và đặt hàng.
Những Lễ Vật Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Bé Gái Đúng Văn Hóa Truyền Thống
Nhóm Lễ Vật Chính Cúng Thôi Nôi:
Cúng thôi nôi là một trong những nghi thức cúng cảm tạ, cầu phước lành lớn nhất, đánh dấu sự phát triển của bé giai đoạn 1 tuổi. Do đó, việc chuẩn bị lễ vật mặn khá cầu kỳ với các món như:
Nhóm Lễ Vật Mặn Mâm Cúng Thôi Nôi:
- Xôi gà: Xôi gà là một trong những lễ vật thờ cúng truyền thống không thể thiếu ở hầu hết các nghi thức thờ cúng. Để chuẩn bị, gia chủ có thể mua gà tự thịt và nấu xôi hoặc đặt lễ vật thờ cúng nấu sẵn tùy chọn, trong đó đảm bảo được 1 số tiêu chuẩn nhất định về hình thức và nội dung lễ vật.
- Gà: Gà trống để nguyên con, sắp đủ các bộ phận của con gà lên mâm lễ.
- Xôi nếp: Thường là xôi nếp trắng.
Sắp lễ xôi gà theo trật tự chung đĩa, xôi ở dưới và gà đặt lên trên trong tư thế ngay ngắn, tự nhiên. Nếu cổ gà bị nghiêng thì gia chủ có thể sử dụng vật cứng như đũa tre, thanh gỗ để giữ vững tư thế gà.
- Xôi nếp: Ngoài lễ vật xôi truyền thống, trong lễ cúng thôi nôi sẽ chuẩn bị 12 phần xôi nếp có màu, thường sử dụng xôi gấc đỏ rắc bột vừng. Theo quan niệm dân gian, xôi nếp với màu đỏ tự nhiên, hương thơm của gấc sẽ đem lại may mắn và sung túc.
- Bánh chưng: Bánh chưng sắp thành 2 đĩa, bóc vỏ và cắt miếng theo miếng vừa ăn.
- Mâm lễ tam sanh (lễ tam sinh): Quy tắc chuẩn bị mâm lễ tam sinh (có vùng miền gọi là tam sanh) là chọn 3 món lễ vật đại diện cho 3 loài động vật sinh sống ở dưới nước, trên cạn và trên mặt đất.
-
Mâm lễ tam sinh truyền thống gợi ý: 1 miếng thịt lợn ba chỉ luộc để nguyên miếng (đại diện cho loài sống trên cạn), 1 quả trứng gà luộc (nếu không có trứng gà thì có thể chuẩn bị trứng chim cút, trứng ngan – đại diện cho loài vật sống trên mặt đất, không trung) và 1 con tôm hùm luộc (nếu không có tôm hùm thì có thể chuẩn bị 1 con tôm to – đại diện cho loài vật sống dưới nước).
Theo quan niệm dân gian, mâm lễ tam sinh có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ tượng trưng cho những quy luật phát triển tự nhiên, sẵn có, hài hòa trong trời đất mà còn mang ý nghĩa là sự no đủ dồi dào, tương sinh và may mắn trong đời sống thực tại.
- Giò lụa hoặc giò bò: Sắp 12 đĩa giò, cắt khoanh thái miếng vừa ăn.
- Món xào.
- Món canh.
- Nem.
- Nộm.
Món xào, canh, nộm và nem gia chủ có thể tự chuẩn bị kể về số lượng và hương vị (tránh nấu vị tỏi trong các món thờ cúng trên bàn thờ gia tiên).
- Tôm, cua, ốc: Mỗi loại 9 con (đối với cúng thôi nôi cho bé trai sẽ là 7 con)
Nhóm lễ vật ngọt
Chuẩn bị mỗi lễ vật thành 12 phần bằng nhau, xếp lên đĩa sao cho hài hòa và đẹp mắt.
- Bánh ngọt.
- Oản đỏ.
- Kẹo.
- Xôi chè: Xôi chè hay còn hiểu là chè. 3 loại xôi chè được dùng nhiều nhất cho mâm cúng đầy năm, cúng thôi nôi là chè trôi nước ngũ sắc, chè bưởi và chè đậu xanh.
Nhóm lễ vật cơ bản
Lễ vật thông linh
- Hương/ nhang: Đây là lễ vật bắt buộc, được dân gian quan niệm là phương tiện thông linh của thế giới âm và thế giới thực, là con đường để ông bà, tổ tiên cũng như các vị thần linh trở về chứng giám, thụ hưởng lễ vật của gia chủ chuẩn bị.
- Đèn/ nến rồng phụng: Đèn cầy hoặc nến là đại diện cho hành hỏa và cũng là một trong những phương tiện thông linh rất quan trọng. Chuẩn bị đèn cầy hoặc nến với số lượng 2 cây.
- Trầu cau: Trong mâm lễ cúng thôi nôi, trầu cau cũng được chuẩn bị thành 12 phần lễ, trong đó trầu têm cánh phượng đẹp mắt, cau bỏ cuống sau đó bổ tư. Ngoài cách xếp thành 12 lễ trầu cau riêng, bạn có thể xếp theo khung tròn vào một đĩa lớn theo trật tự xen kẽ.
- Nước: 5 chén.
- Rượu: 5 chén.
- Trà: 1 bình trà và 5 chén nhỏ.
- Bộ ba chum nước, gạo, muối: Tượng trưng cho sự no đủ, sung túc.
- Bát và đũa ăn: Sắp 12 bát kèm 12 đôi đũa sạch, xếp song song thành 2 hàng bằng nhau.
Lễ vật hoa và trái cây
- Hoa tươi: Hoa tươi là một trong những lễ vật không thể thiếu của mâm cúng thôi nôi. Đối với mâm cúng thôi nôi cho bé, cha mẹ có thể chuẩn bị hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền và cắm theo số bông lẻ là 9 bông.
- Mâm ngũ quả: Chọn 5 loại quả theo đặc trưng vùng miền sao cho đó là 5 loại quả khác nhau về tên gọi, màu sắc, tính chất – tính chất này được quy định theo 5 hành tương sinh trong trời đất. Quả màu vàng sẽ tượng trưng cho hành Kim, quả màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, quả màu trắng tượng trưng cho hành Thủy, quả màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa và quả màu xám, màu đen tượng trưng cho hành Thổ.
Mâm ngũ quả gợi ý: Bưởi, chuối, lê, táo đỏ (hoặc thanh long) và mận đen (hoặc hồng xiêm).
Nhóm lễ vật tâm linh đặc trưng
- Váy giấy màu xanh: Chuẩn bị 12 bộ váy giấy xanh dành cho 12 bà Mụ.
- Hài màu xanh: 12 đôi hài (giày) nữ màu xanh.
- Tiền vàng mã: Chuẩn bị lễ tiền, vàng mã lớn đủ bộ.
Mâm đồ bốc cho bé
Mâm đồ bốc thôi nôi hay còn gọi là mâm đồ bốc đoán nghề cho bé dù mang tính chất tham khảo song theo quan niệm dân gian, đây là nghi thức bốc đồ có chức năng đoán nghề cho bé trong tương lai, được truyền từ đời này sang đời khác với ý nghĩa tiếp nối giá trị văn hóa (không mang tính quyết định):
- Gương, lược nhựa: Tượng trưng cho các công việc trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp
- Máy tính nhựa: Tượng trưng cho nhóm nghề kế toán, giáo viên khối ngành khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin
- Sách, vở, bút: Tượng trưng cho nhóm nghề liên quan đến viết lách, nghiên cứu và giảng dạy. Ví dụ như giáo viên, giảng viên, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu.
- Tiền: Tượng trưng cho nhóm nghề liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng, kiểm kê, kế toán
-
Tư vấn và báo giá : 0387 854 012
Hướng Dẫn Cách Sắp Lễ Cho Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Hiện Nay
Hướng dẫn cách sắp lễ vật trong không gian thờ cúng vừa và nhỏ: Trong không gian vừa và nhỏ, cách sắp lễ hợp lý nhất là sắp theo quy tắc bàn tròn theo thứ tự giảm dần từ trong ra ngoài.
Hướng dẫn cách sắp lễ vật trong không gian thờ cúng rộng: Sắp lễ theo quy tắc bàn vuông, bàn chữ nhật theo hàng song song.
Theo quan niệm truyền thống, có những lễ vật sẽ được sắp xếp theo một quy tắc nhất định. Ví dụ:
- Bình hoa sẽ được đặt ở hướng Đông theo quy tắc “Đông bình”
- Lễ quả (trái cây) sẽ được đặt ở hướng Tây theo quy tắc “Tây quả”
- Lễ xôi gà đặt ở vị trí trung tâm
- Nhóm lễ vật cơ bản sẽ được đặt ở phía trên đầu, ở giữa.
Mâm Ngũ Quả Cúng Đầy Tháng Thôi Nôi Cho Em Bé Không Thể Bỏ Qua
Nếu bạn đang phân vân không biết liệu mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi, hãy cùng Đồ Cúng Việt Nam tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Có thể bạn cũng biết mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi không thể thiếu trong buổi lễ đầy tháng cho em bé. Đây được biết đến là một buổi lễ quan trọng khi em bé ra đời với ý nghĩa cảm tạ trời phật cũng như cầu mong mọi điều may mắn luôn đến với em bé. Tùy vào từng vùng miền sẽ có những thức quả và sự chuẩn bị khác nhau. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc thêm nhiều thông tin bổ ích không thể bỏ qua.
Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả Trong Ngày Cúng Thôi Nôi
Với quan niệm của dân gian Việt Nam thì trong buổi cúng lễ sẽ không thể thiếu sự hiện diện của mâm ngũ quả. Trên tất cả các mâm cúng quan trọng dù là người thành thị hay nông thôn, dù là sang hay nghèo thì việc bày mâm ngũ quả cũng đóng vai trò khá quan trọng. Thường mọi người luôn mong muốn bày trí sao cho đủ màu sắc đẹp mắt để thể hiện được mong muốn của gia chủ cũng như ý nghĩa của mâm cúng.
Phong tục này đã xuất hiện từ rất lâu nhưng có thể không ai thắc mắc tại sao lại có phong tục này. Mọi người cứ nối bước học tập và phát huy những truyền thống của cha ông để lại. Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì việc có được mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi ngon là điều không quá khó.
Có thể bạn cũng biết, hoa quả là lộc từ thiên nhiên đất trời. Vì thế việc dâng hoa quả cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày quan trọng thể hiện tấm lòng và mong ước của gia chủ gửi gắm đến thần linh.
Theo phong tục dân gia thì mâm ngũ quả mọi người sẽ lựa chọn năm loại trái cây để dâng lên mâm cúng. Về đặc điểm loại quả thì không bắt buộc bởi mỗi vùng miền sẽ có những loại quả khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi loại quả đều có những ý nghĩa riêng với mong muốn thể hiện sự biết ơn cũng như mong muốn nhiều điều may mắn đến cho gia đình.
Ý Nghĩa Một Số Loại Trái Cây Trong Mâm Ngũ Quả
Ở mỗi buổi lễ cúng thì mọi người sẽ thường nhớ đến mâm ngũ quả và chuẩn bị cẩn thận. Từng loại quả sẽ có những ý nghĩa khác nhau, cụ thể như:
- Quả chuối thể hiện sự sum vầy, quây quần và đầm ấm giống như bàn tay đang che chở và bảo vệ con cháy.
- Quả bưởi ( quả bòng) cầu mong an khang thịnh vượng cho toàn gia đình.
- Quả đào với ý nghĩa thể hiện sự thăng tiến.
- Quả quýt tượng trưng cho sự thành đạt.
- Quả táo tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.
- Quả phật thủ mang ý nghĩa thể hiện bàn tay Phật đang che chở cho gia đình.
- Quả lựu mong muốn có được con đàn cháu đống
Ngoài ra, ở miền Nam mọi người thường lựa chọn mâm ngũ quả với các màu sắc truyền thống như: mãng cầu, dừa xiêm, đu đủ, xoài, sung mà mọi người vẫn thường gọi là “ cầu vừa đủ xài sung”.
-
Tìm Hiểu Về Thủ Tục Khi Làm Lễ Thôi Nôi Cho Con
- Cách Tính Ngày Cúng Đầy Tháng:
Bên cạnh việc tìm hiểu về mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi thì trước tiên cha mẹ sẽ cần tìm hiểu về cách tính ngày cúng đầy tháng. Thường mọi người sẽ tính theo ngày âm, nếu là bé gái thụt 2 còn bé trai thụt 1.
Ví dụ: như nếu bạn sinh con gái vào mùng 8 tháng giêng thì bạn có thể làm đầy tháng vào mùng 6 tháng 2. Nếu là con trai thì bố mẹ có thể chuẩn bị cúng lễ thôi nôi cho con vào mùng 7 tháng 2.
Tuy nhiên nếu bạn sinh em bé vào tháng 12 và ra giêng với đầy tháng thì lời khuyên cho bạn chính là nên chọn một ngày trong tháng chạp để làm ngày đầy tháng cho con, tránh không để qua năm sau.
Mặc dù vậy, hiện nay các bậc cha mẹ hiện đang có xu hướng lựa chọn tròn 1 tháng làm đầy tháng cho con. Vì thế, ngày làm lễ thôi nôi sẽ tùy vào từng gia đình sao cho phù hợp cho bố mẹ cũng như buổi lễ.
- Điểm Danh Các Vật Phẩm Cần Có Trong Mâm Cúng:
Hiểu được ý nghĩa quan trọng của buổi lễ nên đa phần các bậc cha mẹ luôn gắng chuẩn bị mọi thứ đầy đủ để buổi lễ diễn ra suôn sẻ nhất. Thường thì một mâm cỗ sẽ bao gồm những lễ vật như: 12 chén chè cho 12 bà mụ, 1 đĩa xôi lớn, 12 đĩa xôi bé.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm mâm ngũ quả, trà, rượu, gà luộc, mâm cúng và các vật lễ khác như: áo giấy, vàng bạc, hương đèn, hoa tươi. Theo quan niệm dân gian thì bà chúa chỉ ăn đũa hoa, nếu là con trai thì bạn sẽ cần chuẩn bị 7 loại gai khác nhau, con gái thì 9 loại gai bỏ vào nước sôi.
- Cách Bài Trí Mâm Ngũ Quả Cúng Đầy Tháng Thôi Nôi:
Để chuẩn bị cho buổi cúng thôi nôi, bạn sẽ cần chuẩn bị 2 bàn mâm trên cao hơn mâm dưới tầm 5 đến 10cm. Mâm sẽ đựng xôi chè, trái cây, hoa quả và đồ lễ cúng mụ. Một lưu ý dành cho bạn chính là nên đặt phía đông là bình hoa và phía tây là mâm ngũ quả.
Phía mâm dưới sẽ chuẩn bị con gà cùng thức đồ cúng mặn. Tuy nhiên mọi thứ cần được chú ý và bày trí sao cho hài hòa, cân đối và mang tính thành kính tôn nghiêm. Yếu tố quan trọng hơn cả cho buổi cúng chính là cái tâm của gia chủ. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ chén đũa, muỗng, trà, muối, gạo và hương đèn.
Mâm Ngũ Quả Cúng Thôi Nôi Miền Trung
Với cuộc sống nghèo khó cùng việc đối mặt thiên tai hàng năm thì khu vực miền Trung cũng không câu nệ quá nhiều về hình thức của mâm ngũ quả cúng thôi nôi cho con. Người miền Trung thường quan niệm rằng quan trọng hơn cả vẫn là tấm lòng thành.
Do đó, tùy vào từng gia đình mà số lượng hoặc loại quả được bày trong mâm ngũ của cũng thay đổi và thậm chí gia đình có quả gì họ sẽ bày luôn quả đó. Thông thường, tại mâm ngũ quả bạn sẽ nhận thấy sự hiện diện của các loại quả như: mãng cầu, quýt, quả sung, quả chuối và dưa hấu.
Phong Tục Đặt Tên Cho Con Ngày Tiệc Thôi Nôi
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi và thực hiện thủ tục cúng lễ thì cha mẹ sẽ tiến hành đặt tên cho con. Đến đây có một số phong tục ngày xưa sẽ tiến hành gieo đồng tiền bạc.
Nếu một mặt úp, một mặt ngửa thì có ý nghĩa là cái tên đã được chấp nhận cũng như thể hiện mong ước của cha mẹ để em bé được bảo vệ và phát triển toàn diện nhất. Trong trường hợp nếu hai mặt cùng úp hoặc cùng ngửa thì tức là không đồng ý. Khi đó, cha mẹ sẽ cần cái xin lại 2 lần nếu quá tam ba bận vẫn không được thì xin tên khác tuy nhiên ngày nay họ thường bỏ qua thủ tục này.
Có Nên Thuê Đơn Vị Chuẩn Bị Mâm Ngũ Quả
Nếu bạn quá bận rộn với công việc mà không có thời gian để chuẩn bị lễ cúng thôi nôi cho con được tươm tất. Lời khuyên dành cho bạn chính là hãy đến ngay với chúng tôi để có được mâm ngũ đầy đủ nhất.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi luôn tự tin sẽ mang đến sự hài lòng cho khách hàng về những mâm cúng đầy đủ và tiết kiệm thời gian tốt nhất. Khi đến với chúng tôi, bạn sẽ nhận được những ưu điểm nổi bật như:
- Dịch vụ chuẩn bị mâm ngũ quả chuyên nghiệp.
- Mức giá hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Thời gian chuẩn bị nhanh chóng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tối đa.
- Giảm bớt những quả không cần thiết khi cúng lễ thôi nôi giúp hạn chế chi phí cho buổi cúng lễ.
- Tư vấn thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm để cha mẹ có thể chuẩn bị lễ thôi nôi cho con đầy đủ nhất.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về mâm ngũ quả cúng đầy tháng thôi nôi cho em bé. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được nhiều thông tin và chuẩn bị được buổi cúng thôi nôi cho con đầy đủ và ý nghĩa nhất.
Các Bước Chi Tiết Cúng Thôi Nôi Cho Bé
Cúng thôi nôi đơn giản cho bé sẽ được thực hiện theo trật tự các bước đơn giản là:
Bước 1: Chọn ngày cúng thôi nôi cho bé, chọn giờ cúng Hoàng đạo
Việc chọn ngày cúng, giờ cúng đẹp nhất cho lễ cúng thôi nôi hiện nay thường được các gia đình chọn xem tại những nhà phong thủy hay thầy địa có uy tín.
Đối với những gia đình có ông, bà, tiền bối là thế hệ đi trước có kinh nghiệm về thờ cúng tâm linh có thể tự xem sách tâm linh để chọn ngày cúng theo giờ sinh tháng đẻ của bé (thường sẽ chọn ngày âm)
Đối với những gia đình lấy ngày dương để cúng thôi nôi cho bé thì việc chọn ngày cúng thôi nôi sẽ đơn giản hơn, chỉ cần lấy đúng ngày bé tròn 1 tuổi.
Ví dụ: Bé sinh ngày 5/ 2/ 2018 thì lễ cúng thôi nôi theo lịch Tây (dương lịch) sẽ được tổ chức vào ngày 5/ 2/ 2019
Bước 2: Chuẩn bị không gian thờ cúng thôi nôi cho bé
Chuẩn bị không gian thờ cúng là việc gia chủ dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, gian thờ tổ tiên và sắp bàn thờ cúng Mụ.
Đối với bàn cúng Mụ, theo quan niệm dân gian thì không gian tốt nhất để sắp lễ là ở phòng của bé. Tùy từng quan điểm, gia chủ cũng có thể chọn 1 vị trí có không gian sáng sủa, đẹp, mát và thoáng trong nhà để làm vị trí đặt mâm cúng thôi nôi.
Bước 3: Chuẩn bị lễ vật và sắp lễ vật lên mâm cúng thôi nôi cho bé
Chuẩn bị lễ vật là một trong những bước rất kỳ công nhưng quan trọng nhất của nghi lễ cúng thôi nôi.
Gia chủ theo quan điểm truyền thống sẽ phải chuẩn bị và sắp xếp lễ vật đủ số lượng, đủ quy trình cho 2 mâm lễ: Mâm lễ cúng thôi nôi trên ban thờ tổ tiên và mâm cúng thôi nôi cho lễ cúng Mụ.
Bước 4: Chuẩn bị bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé
Đối với những người chưa có kinh nghiệm thờ cúng, việc chuẩn bị bài văn khấn là thực sự cần thiết giúp cho nghi thức được diễn ra suôn sẻ hơn.
Bước này có thể bỏ qua với những người đã có kinh nghiệm thờ cúng.
Bước 5: Thực hiện nghi thức cúng thôi nôi cho bé
Người được chọn để thực hiện nghi thức thờ cúng thường là ông hoặc bố của bé. Tuy nhiên nhiều gia đình, do tuổi của ông và cháu, bố và con không hợp nhau thì hoàn toàn có thể thuê thầy cúng, mượn tuổi cúng hợp mệnh với bé để an tâm về tiềm thức tâm linh.
Bước 6: Khấn lại lần 2 bài khấn xin lễ
Sau khi thực hiện nghi thức cúng lần 1, đợi lễ trong 20 phút, gia chủ sẽ thực hiện nghi thức cúng lần 2 với ý nghĩa xin lễ.
Bước 7: Hạ lễ và những thủ tục sau nghi lễ cúng thôi nôi cho bé
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng sẽ được hạ xuống khi hết lễ, là khi hương đã cháy hết.
Những thủ tục sau cúng thôi nôi cho bé: Thụ lễ và hóa vàng (bao gồm tiền vàng và quần áo bà Mụ).
Lời Phát Biểu Tiệc Thôi Nôi Phụ Huynh Tham Khảo
Lời phát biểu tiệc thôi nôi dành cho các bậc phụ huynh tham khảo. Tiệc thôi là dịp kỷ niệm quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của bé. Lời phát biểu trong tiệc thôi nôi là một phần không thể bỏ qua giúp buổi lễ trang nghiêm và ý nghĩa hơn.
Lễ thôi nôi là một dịp đánh dấu sự trưởng thành của bé không thể nào bỏ qua trong phong tục của người Việt. Quy trình thực hiện lễ cúng thôi nôi đến việc tổ chức tiệc bao gồm nhiều bước khác nhau. Dù vậy, với mong muốn cho con cháu luôn được khỏe mạnh, may mắn và hạnh phúc thì gia đình chú trọng từng khâu chuẩn bị. Cũng trong dịp này, nhiều gia đình cũng tổ chức một bữa tiệc để mời bà con họ hàng chung vui. Để đáp lại những lời chúc tụng của người thân dành cho bé, gia đình cũng nên chuẩn bị nội dung lời phát biểu trong bữa tiệc thôi nôi cho cẩn trọng và chân thành.
Khi Nào Thì Gia Đình Nên Tổ Chức Tiệc Thôi Nôi?
Theo quan niệm dân gian, tiệc thôi nôi là buổi lễ đánh dấu khi bé tròn một năm tuổi. Như lời của người xưa, đây là thời điểm bé đã bước sang một giai đoạn mới, không cần phải nằm nôi mà có thể nhận biết, hiếu động, thâm chí là đã đi đứng đàng hoàng. Buổi tiệc thôi nôi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, nhằm gửi đến những người thân trong gia đình lời cảm ơn, cùng lòng tôn kính đến các bậc tiên nhân đã phù trợ cho gia đình.
Với quan niệm truyền thống của người Việt, mỗi đứa trẻ sinh ra đều được 12 vị tiên nương chăm sóc nâng đỡ. Mỗi bà có một vai trò riêng trong việc tạo hình nặn ra từng bộ phận của trẻ như mắt,mũi, miệng, tay chân… Đây là món quà mà các bà đã dày công chăm sóc, nuôi dưỡng kiến tạo và ban tặng nó cho gia đình.
Buổi tiệc thôi nôi cũng là thời điểm mà gia đình thể hiện lòng thành, gửi lời tạ ơn đến 12 vị tiên nương, bà chúa và Đức ông đã che chở, bảo vệ mẹ con cùng an toàn suốt cả thời kỳ sinh nở, cho đến khi bé tròn 1 tuổi. Mâm cúng thôi nôi cho bé dâng lên với tổ tiên. Đồng thời, trong buổi lễ này gia đình sẽ cho cháu ra mắt họ hàng, bà con, những người thân trong gia đình.
Nhiều gia đình kết hợp tổ chức sinh nhật mừng con tròn 1 tuổi, vì vậy buổi lễ sẽ gồm nhiều khâu hơn, tổ chức trang trọng với nhiều phần lễ nghĩa khác nhau. Người lớn sẽ dành những lời chúc tụng, những món quà xinh xắn nhất cho bé. Đây cũng là thời gian để gia đình ghi lại những kỷ niệm đánh dấu mốc sự kiện đầu đời của trẻ. Đây cũng là dịp để gia đình giao lưu gắn kết tình bạn bè, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.
Tiệc thôi nôi là nghi thức tâm linh quan trọng, gắn liền với nhiều thế hệ gia đình của người Việt, mang lại nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp cần lưu giữ. Sự hiện hữu của một đứa trẻ trong gia đình nhằm kết nối tình thương yêu giữa các thành viên trong gia đình, là nơi gửi gắm những mong ước của ông bà cha mẹ. Với hy vọng đứa trẻ lớn lên sẽ ngoan ngoãn, hiếu học, trở thành người có ích cho xã hội.
Các Bước Thực Hiện Cúng Thôi Nôi Cho Bé
Thực hiện cúng thôi nôi cho bé bao gồm khá nhiều quy trình quan trọng. Sự cẩn trọng của người lớn trong việc tổ chức tiệc, bày biện mâm cúng là cách thể hiện sự thành tâm kính trọng đối với bề trên. Thông thường tổ chức tiệc thôi nôi cho bé sẽ bao gồm 2 phần quan trọng là lễ nghi cúng và phần tiệc sau lễ. Cách thức thực hiện từng phần không giống nhau, cha mẹ có thể tham khảo cách thực hiện sau:
Nghi thức cúng thôi nôi là phần quan trọng không thể bỏ qua trong việc tổ chức thôi nôi cho bé. Để tránh thiếu sót nhiều gia đình đã lo chuẩn bị trước khá lâu. Quy trình tổ chức nghi thức cúng bao gồm nhiều khâu quan trọng như sau:
- Chọn ngày thực hiện:
Việc chọn ngày cúng thôi nôi cho bé cần có kế hoạch cụ thể rõ ràng. Có nhiều cách chọn ngày tổ chức tiệc thôi nôi cho bé, tùy theo phong tục từng vùng miền mà lựa chọn ngày cho hợp lý. Một số cách chọn ngày phổ biến hiện nay: trai lùi hai gái lùi một, hoặc nam trồi nữ trụt. Một số gia đình chọn đúng ngày sinh nhật của con theo ngày dương lịch hoặc âm lịch để cúng thôi nôi.
Dù cho có lựa chọn theo cách nào thì cũng nên tránh những ngày hạn ngày xấu, ảnh hưởng đến may mắn của trẻ. Việc chọn ngày này nên lên kế hoạch từ trước, có sự bàn bạc thống nhất giữa các thành viên trong gia đình. Để việc chọn ngày được suôn sẻ và dễ dàng hơn cha mẹ nên tham khảo ý kiến của người lớn, hoặc những người có kinh nghiệm trong gia đình.
- Chuẩn bị mâm lễ cúng thôi nôi:
Mâm lễ cúng thôi nôi gồm nhiều phần khác nhau. Tùy theo điều kiện từng gia đình mà lựa chọn cách thực hiện mâm lễ giản đơn hay phức tạp. Tuy nhiên với mâm lễ cúng thôi nôi cần chuẩn bị đầy đủ ít nhất 3 mâm đặt ở các vị trí khác nhau trong nhà mới đúng nghi thức:
- Mâm cúng mụ:
Mâm cúng mụ sẽ gồm hai phần, đó là phần dành cho Đức ông và phần dành cho 12 vị tiên nương. Khi thực hiện mâm cúng nên kê bàn dành cho đức ông cao hơn một chút. Trên bàn Đức ông cần chuẩn bị các món lễ vật sau:
- Hoa: 1 bình, chọn hoa có màu đẹp, tươi sáng như hoa đồng tiền, cẩm chướng, hướng dương… tránh các loại hoa có màu u buồn như cúc trắng, cúc vàng.
- Gà : 1 con gà trống luộc bó cánh đẹp mắt.
- Lư hương: 1 bình.
- Đèn: 2 ngọn.
- Mâm ngũ quả: chọn 5 loại quả đẹp mắt, tươi ngon nhất, tránh các loại quả xấu, có ý nghĩa không tốt hoặc dập úa.
- Chè trôi hoặc chè đậu: 1 tô lớn.
- Trầu cau: 1 đĩa.
- Xôi thịt: 1 đĩa lớn.
- Bánh ngọt: 1 đĩa lớn.
- Bộ quần áo, mũ đỏ dành cho đức ông: 1 bộ.
- Nước: 1 ly lớn.
- Bàn dành cho 12 vị tiên nương nên kê thấp hơn bàn lễ dành cho Đức ông.
- Mỗi món bày trên bàn tiên nương không cần nhiều nhưng phải đủ 12 lễ tượng trưng cho 12 vị. Sắp lễ dành cho tiên nương nên giống nhau và đối xứng để mâm cúng đẹp mắt hơn.
- Chè: 12 chén nhỏ.
- Xôi: 12 đĩa nhỏ.
- Trầu cau: 12 đĩa.
- Bánh kẹo: 12 đĩa nhỏ.
- Hài xanh, áo giấy: 12 bộ.
- Tiền vàng: 12 đĩa.
- Nước: 12 ly nhỏ.
- Đèn: 12 ngọn nhỏ.
Mâm cúng gia tiên:
Nhiều gia đình chuẩn bị cúng mụ nhưng không chú trọng tới mâm cúng gia tiên hoặc bỏ qua bước này. Tuy nhiên, mâm cúng gia tiên trong lễ cúng mụ cũng quan trọng không kém. Mâm cúng gia tiên thể hiện lòng thành tâm, cảm ơn ông bà tổ tiên đã che chở cho mẹ và bé bình an trong những ngày thai nghén và tròn 1 năm tuổi. Mâm cúng gia tiên có thể đơn giản, không cầu kỳ nhưng không thể thiếu:
- Mâm ngũ quả : 1 mâm.
- Bộ tam sên: 1 bộ.
- Bát đũa: tùy theo số lượng người đã khuất đang thờ tự tại gia đình.
- Mâm cơm canh cá thịt với đầy đủ các món như bữa ăn hàng ngày. Hoặc một số gia đình kiêng cúng đồ mặn có thể dâng đồ chay lên gia tiên. Nếu cúng đồ chay không cần bộ tam sên.
- Nước, rượu mỗi thứ 1 bình
- Các lễ vật tâm linh như hương, hoa, trầu cau, vàng tiền…
Sau khi chuẩn bị tất cả các lễ vật thì người đứng lễ tiến hành cúng thôi nôi cho bé. Trình tự cúng bao gồm các việc dâng hương, lên đèn thỉnh mời các vị tiên nương cùng gia tiên về hưởng lễ, đọc văn khấn, hóa vàng, hạ lễ và cho bé bốc mâm đồ nghề. Thông thường cha hoặc ông sẽ đứng ra thực hiện nghi thức cúng dành cho bé.
Phần tổ chức tiệc thôi nôi
Lễ tổ chức tiệc thôi nôi thường tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ nghi thwucs cúng. Nhiều gia đình thực hiện cúng thôi nôi trước sau đó đợi đến ngày dương mới tổ chức lễ. Cách chọn ngày tổ chức tiệc thường không quá khắt khe như việc chọn ngày cúng thôi nôi, nên gia đình có thể sắp xếp sao cho hợp lý nhất.
Địa điểm tổ chức tiệc có thể tiến hành tại nhà hoặc nhà hàng, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Nếu mời số lượng người đông với quy mô lớn, diện tích trong nhà không đáp ứng đủ thì nên chọn những nhà hàng nhận tổ chức tiệc thực hiện sẽ đảm bảo hơn.
Lời phát biểu trong bữa tiệc thôi nôi cũng cần chú trọng bởi có nhiều bạn bè, quan khách thậm chí là đối tác làm ăn cùng tham dự. Do đó, ngoài món ăn, không gian, thời gian thì nội dung này cần được chuẩn bị trước. Nội dung lời phát biểu nên đề cập đến lý do tổ chức tiệc, tổ chức cho ai… Đây là dịp gia đình giới thiệu cùng những người thân sự hiện diện của bé, kết nối tình cảm gia đình và người thân
Tư vấn và báo giá : 0387 854 012
Nên Đặt Mâm Tiệc Và Mâm Cúng Thôi Nôi Ở Đâu?
Một buổi lễ thành công thì phần tổ chức và chuẩn bị mâm cúng có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên với điều kiện nay, nhiều gia đình không có thời gian để chuẩn bị đầy đủ các bước theo đúng trình tự chuẩn nhất được. Hơn nữa, với những nghi thức thường truyền miệng qua nhiều thế hệ, những bậc làm cha mẹ còn quá trẻ tuổi khó lòng có thể chuẩn bị chu toàn mà không tránh khỏi thiếu sót.
Một giải pháp dành cho các bậc cha mẹ bận rộn vì công việc và gia đình có thể lựa chọn dịch vụ mâm cúng thôi nôi, tổ chức tiệc tại Đồ Cúng Đà Nẵng. Với kinh nghiệm thực hiện nhiều buổi lễ cúng thôi nôi, đầy tháng cho bé, Đồ Cúng Đà Nẵng có thể nắm rõ mọi hoạt động và cách thức thực hiện nghi thức cúng chuẩn theo phong tục người Việt nhất.
Ngoài ra, quý khách hàng có thể yên tâm bởi chất lượng dịch vụ mâm cúng tại đơn vị. Nguồn gốc các thực phẩm đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Với dịch vụ mâm cúng trọn gói, cha mẹ có thể yên tâm chăm sóc con cái, không phải bận bịu và lo lắng mỗi dịp lễ quan trọng nữa rồi.