Top 8 Món ăn xứ Quảng hấp dẫn nhất vào mùa mưa

Ngày mưa của tiết trời đất quảng bên cạnh những cơn mưa không dứt cùng với cái lạnh không se sắt mà có phần mướt mát, người ta lại dễ thèm cái gì đó ấm lòng. Chính vì thế, có những món ăn, thưởng thức trong ngày mưa là tuyệt hơn cả. Cái cảm giác vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn tới đâu, veo cơm tới đó thì không gì bằng. Cùng khám phá những món ăn xứ Quảng hấp dẫn nhất khi trời mưa mà Top1quangnam.com gửi đến các bạn nhé!!

1. Bánh xèo đất quảng

Mùi thơm từ những chiếc bánh xèo khiến thực khách khó cầm lòng trong tiết trời ẩm ướt. Những chiếc bánh xèo nóng hổi, giòn rụm ăn kèm sống, pha ít nước chấm đậm đà giúp món ăn tròn vị và ít ngấy hơn. Vào những ngày trời mưa ẩm ướt, có chút se lạnh ngồi thưởng thức miếng bánh xèo Quảng Nam nóng hổi, thơm lừng, vừa mới đúc xong, cảm giác đã vô cùng.

Không như bánh xèo ở Sài Gòn nhỏ, mỏng nhiều nhân bên trong, hay bánh xèo miền Tây to và nhân gần như bao phủ toàn bộ bánh, mà bánh xèo Quảng Nam có kích thước tròn vừa, mềm mại và dày. Ăn cái nào là cảm thấy đã cái đó. Cái tên bánh xèo người ta đặt cho loại bánh này bởi khi đúc bánh, người làm để chảo nóng, cho dầu vào đợi dầu sôi, cho bột gạo vào thì sẽ nghe tiếng xèo rất vui tai.

Nguyên liệu:

  • 200g bột bánh xèo
  • 50ml nước cốt dừa
  • 300g tôm sú
  • 300g thịt ba chỉ
  • 300g nấm rơm
  • 2 củ hành tây
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ cải trắng
  • Xà lách, rau cải xanh, rau thơm, giá đỗ, hành lá
  • Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm, bột nghệ, giấm

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
    • Mua thịt ba chỉ tươi, miếng thịt sáng màu, sờ vào không dính tay và có độ đàn hồi tốt. Thịt ba chỉ mua về rửa sạch, cắt thành miếng mỏng.
    • Khi mua tôm, bạn chỉ nên chọn những con còn sống, vỏ trơn bóng, sống giữa thân tươi và trong, đó là những con tôm tươi, chắc thịt. Tôm sú lột bỏ vỏ, cắt phần râu cứng, rút chỉ đen ở lưng rồi rửa sạch.
    • Cho tôm, thịt ba chỉ vào tô sạch, ướp với ½ muỗng hạt nêm, 1 muỗng tiêu, trộn đều cho thấm gia vị và ướp trong khoảng 15 phút.
    • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng.
    • Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.
    • Cà rốt, củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi.
    • Rau thơm, giá đỗ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Hòa bột làm vỏ bánh xèo
    • Hòa tan nước cốt dừa cùng 400ml nước, sau đó cho bột bánh xèo vào, thêm 1 muỗng bột nghệ, một ít hạt nêm, muối, rắc hành lá vào rồi khuấy đều đến khi bột mịn và không còn vón cục. Để bột nghỉ khoảng 20 – 30 phút cho bột nở hoàn toàn
    • Do bột bánh xeo đóng gói thường được nêm nếm sẵn nên bạn không cần nêm thêm quá nhiều gia vị. Chú ý không nên pha bột quá đặc sẽ khiến vỏ bánh bị dày, khó chín. Bạn có thể thêm vào 1 chén bia vào hỗn hợp bột để khi chiên lớp vỏ bánh sẽ giòn ngon hơn. Đây là cách làm bánh xèo giòn lâu được nhiều người đúc kết lại và áp dụng.
  • Bước 3: Xào nhân bánh xèo
    • Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi bạn cho thịt vào xào săn với lửa nhỏ. Khi thịt đã chín thì vớt ra, tiếp tục cho tôm vào, xào trong khoảng 5 phút đến khi tôm chín thơm.
  • Bước 4: Cách đổ bánh xèo ngon
    • Cho 1 muỗng dầu ăn vào chảo chống dính, chờ dầu sôi. Đổ một vá bột vào, nghiêng chảo để tráng đều lớp bột. Thả tôm, thịt, hành tây và một ít giá vào, đậy vung khoảng 30 giây cho bột chín. Chiên bánh ở đến khi vỏ bánh vàng giòn, gập đôi bánh và chiên phần còn lại đến khi bánh giòn đều 2 mặt. Lần lượt làm cho đến khi hết lượng bột.
    • Nếu bạn không ăn được giá sống thì cho giá vào đảo qua với dầu hoặc trụng sơ cho chín. Bạn có thể dùng mỡ heo để chiên bánh xèo, bánh sẽ giòn hơn và thơm hơn. Chú ý khi làm bánh xèo không để lửa to, vỏ bánh dễ bị cháy sém, thịt sẽ dai và không ngon.
    • Bước 5: Cách làm nước chấm
    • Nước chấm bánh xèo được pha theo tỉ lệ sau: bạn hòa tan 3 muỗng đường với ½ chén nước mắm, ½ chén nước ấm, 1 muỗng nước cốt chanh. Cho thêm tỏi, ớt băm nhỏ vào là đủ vị.
  • Bước 6: Làm đồ chua
    • Cho củ cải trắng và cà rốt đã thái sợi vào tô, ướp với 2 muỗng đường, 5 muỗng giấm, 200ml nước lọc, trộn đều và để nguyên trong khoảng 10 phút để củ cải, cà rốt mềm ra.

2. Ốc hút

Vào những ngày mưa lạnh như thế này, người ta lại tìm đến những món ăn cay, nóng hổi để tìm một chút hơi ấm trong lòng. Ốc cay nồng vị ớt và thơm mùi sả, lại dai dai, giòn giòn rất ngon. Ốc hút không cần chế biến quá cầu kì nhưng nhất định phải tỉ mỉ thì mới ngon. Ốc phải được ngâm sạch bùn trong nước vo gạo và ớt tươi, sau đó rửa sạch rồi mới cho vào luộc chín. Ốc luộc xong thì có thể đem đảo sốt để ăn cho đậm đà. Đó là sự hòa quyện của hương vị chanh, sả, ớt, cốt me,…và bát nước chấm nhẹ nhẹ. Ăn ốc chỉ cần đập dập phần đầu nhỏ rồi hút một cái là cảm nhận được vị ngon rồi. Nhâm nhi đĩa ốc, uống chén rượu ấm thì còn gì tuyệt bằng nữa nhỉ.

Nguyên liệu:

  • 1kg ốc hút
  • 1 bó sả cây
  • 1 nắm lá chanh non
  • Vài trái ớt hiểm
  • 1 trái dừa tươi
  • Muối, đường, bột ngọt, dầu màu điều.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
    • Ốc là nguyên liệu quan trọng nhất của món ăn này. Loại ốc để chế biến ốc hút thường là ốc gạo hoặc ốc bươu sống ở các mương rộng. Chính vì vậy trước khi nấu ốc phải được ngâm qua nước vo gạo từ vài tiếng đến 1 đêm để ốc nhả hết chất bẩn. Nếu muốn nhanh hơn, bạn có thể trong nước vo gạo kèm theo vài quả ớt hiểm xắt nhỏ. Với cách làm này, thời gian ngâm ốc sẽ rút ngắn chỉ còn khoảng 4 tiếng mà thôi.
    • Rửa ốc thật sạch trước khi ngâm đê ốc trôi hết phèn và chất bẩn.
    • Sau khi ốc ngâm xong, hãy rửa ốc nhiều lần để ốc trôi đi hết chất bẩn. Dùng kềm hoặc dao để bấm hoặc chặt trôn ốc. Thao tác này sẽ làm cho ốc thấm gia vị nhanh hơn và khi ăn chúng ta mới dễ dàng hút được thịt ốc.
    • Sau khi sơ chế xong phần ốc, hãy chuẩn bị đến những nguyên liệu tiếp theo. Cắt sả cây thành khúc nhỏ khoảng 3-4 cm, đập dập ướp ốc. Cắt khoanh mỏng một ít sả để phi thơm khi xào ốc. Lá chanh non chỉ cần vò nhẹ cũng đã đủ mùi thơm. Ớt hiểm chúng ta xắt thành khoanh mỏng. Lượng ớt có thể điều chỉnh theo khẩu vị của bạn ( với món ăn này người Quảng nấu khá cay).
    • Cho ốc vào nồi cùng sả cây đập dập, lá chanh non và 1/2 lượng ớt xắt khoanh. Chặt nước dừa cho vào nồi ốc cùng các gia vị như muối, đường, bột ngọt rồi trộn đều cho ốc thấm gia vị. Mùi vị đặc trưng của ốc cùng các nguyên liệu dân dã đưa hương thơm xộc lên mũi. Chưa nấu ốc nhưng bụng đã đói cồn cào.
  • Bước 2: Xào ốc và thưởng thức
    • Cho dầu màu điều vào nồi phi thơm cùng sả xắt khoanh và 1/2 lượng ớt ban đầu. Múc phần ốc đã ướp cho vào nồi đảo nhanh tay với lửa lớn khoảng 1- 2 phút. Khi mùi thơm ngào ngạt tỏa ra, cho phần nước ướp vào nồi, xóc đều rồi nấu ốc cho thấm gia vị. Khi nấu ốc đậy vung nồi và hạn chế mở nắp để giữ được mùi thơm.
    • Nấu khoảng 15 phút là nồi ốc hút của chúng ta đã hoàn tất rồi đây. Tắt bếp và múc ốc ra đĩa để thưởng thức thôi. Người Quảng Nam hay ăn kèm ốc hút và bánh tráng nướng. Cũng có nơi ăn kèm với đu đủ ngâm chua giòn giòn hấp dẫn. Và đây là thành quả của chúng ta.

3. Cá chuồn nướng Núi Thành

Cá chuồn có nhiều ở vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt nhiều ở vùng biển Quảng Nam, là đặc trưng của văn hóa ẩm thực xứ Quảng, nhất là người khu bãi Rạng, Tam Quang, Núi Thành thì ai ai cũng quen thuộc với món cá chuồn xanh nướng cuốn với rau sống chấm nước mắm ớt đến là hấp dẫn. Để làm cá chuồn nướng, người ta mổ bụng, làm sạch ruột cá rồi đem phơi nắng nhẹ cho hơi quắt lại mới đem ướp với sả ớt, sau đó nướng trên than hồng. Khi cá đã được nướng vàng ươm trên bếp thì rưới lên cá một ít dầu được được phi củ nén (họ hàng với củ hành) cho thơm rồi lại cho lên bếp và nướng tiếp.Cầm hẳn con cá trên tay, bẻ đôi chấm vào nước mắm nguyên chất hoặc muối sống, ớt xanh, tuyệt vời hơn nếu cuốn cá chuồn nướng trong bánh tráng với rau sống chấm nước mắm ớt mới thấy thịt cá chuồn đặc biệt, không giống với bất kỳ món cá nướng nào khác.

Nguyên liệu:

  • Cá chuồn 2-3 con
  • Gia vị: nghệ, tiêu, ớt, muối, đường, bột nêm, hành củ

Cách làm:

  • Bước 1: Cá chuồn mua loại còn thật tươi, làm sạch, bỏ hết phần ruột cá, đánh vẩy, bỏ vi và rửa lại bằng nước sạch.
  • Bước 2: Nghệ tươi chọn loại củ già, gọt sạch vỏ và bằm nhỏ. Trộn chung nghệ với các gia vị khác như ớt, tiêu, muối, đường, bột nêm, hành củ…
  • Bước 3: Mổ dọc theo thân cá, cho các loại gia vị vào trong bụng cá. Gia vị ướp vừa phải, không quá mặn để món ăn vừa miệng và giữ được vị ngọt của thịt cá.
  • Bước 4: Sau khi ướp xong, gập đôi cá chuồn lại, dùng lá chuối tước nhỏ hoặc cọng hành lá và buộc cá lại. Đặt chảo lên bếp, làm nóng dầu và cho cá vào chiên, không nên để lửa lớn quá, làm cá bị cháy bên ngoài, nhưng chưa chín bên trong. Để lửa vừa đủ để cá chín đều thơm ngon.

4. Gà kho sả ớt

Vị ngọt của thịt gà, thơm của sả và cay của ớt cộng với một chút béo béo của nước cốt dừa khiến cho gà xào sả ớt trở thành một món cực thích hợp cho những ngày mưa lạnh. Món ăn dân quê này cũng rất được lòng người xứ Quảng cũng như du khách ghé đến đây. Mùa mưa người ta chỉ thèm chén cơm nóng ăn kèm gà kho sả ớt là ấm bụng rồi. Thịt gà vừa mềm, dai lại không bị nhũn, thịt thơm nức mũi, kho cùng sả, ớt cay cay tạo nên hương vị thật tuyệt vời.

Nguyên liệu:

  • 500gr thịt gà đùi và cánh (nên chọn phần thịt có cả da)
  • 3 nhánh sả
  • 2 quả ớt sừng
  • 2 quả ớt chỉ thiên
  • Gừng, tỏi, hành tím
  • 150ml nước cốt dừa tươi
  • Ngò rí (rau mùi)
  • Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm, bột canh, dầu ăn, hạt tiêu

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
    • Tỏi, hành tím, gừng tươi bóc vỏ sau đó băm nhuyễn.
    • Ớt thái nhỏ. Sả cắt bỏ đầu, cắt khúc từ 3 – 5 cm sau đó đập dập rồi băm nhỏ và để riêng, chia thành hai phần bằng nhau.
  • Bước 2: Ướp thịt gà
    • Thịt gà mua về khử mùi bằng cách xát chanh hoặc quất, rửa lại bằng nước sạch sau đó chặt khúc nhỏ vừa ăn rồi để ráo. Cách này giúp cho thịt gà của chúng ta có màu sắc đẹp và bắt mắt hơn khi nấu.
    • Cho phần thịt gà đã chặt vào một bát to và ướp cùng 1 thìa tỏi băm, 1 thìa hành tím băm, ớt tươi băm nhuyễn. Tất cả trộn đều với thịt gà và để nghỉ từ 7 – 10 phút cho thịt mềm một chút sau đó mới cho tiếp các gia vị khác.
    • Tiếp theo, cho 2 thìa canh đường, 2 thìa canh hạt nêm, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa bột canh vào phần gà vừa ướp, trộn đều bằng tay cho thịt gà quyện vào nhau. Sau đó bọc bát thịt gà bằng màng bọc nilon và để trong ngăn mát tủ lạnh từ 30 – 35 phút cho ngấm vị.
    • Trong lúc ướp thịt gà, bạn cho phần nước cốt dừa đã chuẩn bị vào một bát to, thêm 1 – 2 thìa nước lọc vào, 1 thìa cà phê muối vào và khuấy đều.
  • Bước 3: Thực hiện
    • Bắc nồi lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho tỏi, hành, xả băm nhuyễn vào phi thơm vàng rồi từ từ cho phần gà đã ướp vào đảo đều, xào cho đến khi thịt gà săn lại, có mùi thơm, có thể nêm nếm lại cho tùy khẩu vị. Nên chú ý để lửa vừa phải để tránh làm thịt gà bị cháy.
  • Bước 4: Bí quyết cho món gà kho
    • Gà kho sả ớt miền Trung có sự hòa quyện giữa vị nước dừa béo ngậy với vị cay nồng của sả ớt, món này dùng với cơm trắng trong những ngày se lạnh thì thơm ngon tuyệt vời.

5. Ếch đồng xào cay

Miền Trung mưa nhiều lắm, cứ dầm dề, dai dẳng, trời lúc nào cũng chực tối sầm lại. Cứ sau trận mưa to, cả cánh đồng ngập tràn tiếng kêu “ếch ộp, ếch ộp…”, đó cũng là lúc người cầm túi, cầm gậy làm một “hành trình” đi bắt ếch. Ếch xào thơm thường được cánh đàn ông nhâm nhi với rượu hay ăn với cơm nóng đều ngon miệng. Món ếch xào cay ngon để thưởng thức cùng cả nhà quả là một sáng kiến khá hay cho những bữa cơm khi mà các món từ thịt lợn bạn ngán ngẩm. Hơn nữa, trong thịt ếch có nhiều protein, chất béo, đường, canxi, photpho, kali, natri, sắt, đồng, magie, kẽm, selen, vitamin A, vitamin nhóm B, D, E, biotin, caroten,… rất tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn. Ếch xào có thể cho thêm măng để tăng hương vị cũng là một gợi ý không tồi chút nào.

Nguyên liệu:

  • Thịt ếch (loại làm sẵn): 500 gr
  • Sả: 3 – 4 cây
  • Ớt chuông: ½ quả
  • Hành tím, tỏi khô: 1 – 2 củ
  • Hành lá, ngò, ớt tươi
  • Gia vị: dầu ăn, muối, tiêu, ớt, nước màu, đường, hạt nêm.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
    • Ớt chuông: bạn cắt bỏ cuống, lõi và phần hạt bên trong, rửa sạch rồi thái thành sợi với kích thước vừa phải, để ráo.
    • Hành tím và tỏi lột vỏ đập dập, băm nhỏ.
    • Hành lá và ngò thì rửa sạch, thái nhỏ.
    • Thịt ếch: sau khi mua về thì rửa sạch, dùng nước muối rửa thêm lần nữa rồi xả lại nước sạch (công đoạn này giúp thịt ếch không còn mùi hôi), sau đó cắt khúc vừa ăn, để ráo. Sau đó nêm nếm gia vị theo tỉ lệ: 1 muỗng café hạt nêm + ½ muỗng café tiêu xay + 1 muỗng café nước mắm + 1 muỗng café nước màu + hành, tỏi, ớt băm, trộn đều để ếch thấm gia vị, để thịt ếch ướp trong 30 – 45 phút.
  • Bước 2: Chế biến thịt ếch
    • Sau khi thịt ếch ngấm gia vị, bạn bắc chảo lên bếp và cho vào chút dầu, dầu sôi thì cho hành tím, tỏi, sả, ớt băm vào phi lên cho thơm. Sau đó cho thịt ếch vào xào cùng với lửa vừa phải.
    • Xảo thịt ếch khoảng 5 phút thì bạn cho vào chảo chút nước để xào lần nữa thì cho ớt chuông vào xào cùng. Lúc này, bạn nêm vào chảo 1 muỗng café hạt nêm, 1 muỗng đường, ½ muỗng muối, ½ muỗng nước mắm và đảo đều tay.
    • Khi ớt chuông chín thì bạn hạ lửa liu riu rồi cho phần hành lá và ngò vào và tắt bếp.
  • Bước 3: Trình bày món ếch xào sả ớt
    • Cho ếch xào sả ớt ra dĩa và rắc lên chút tiêu xay, dọn kèm với nước tương và vài lát ớt. Món này dùng kèm với cơm trắng hoặc cháo đều hợp.

6. Lẩu

Mùa mưa mà muốn tụ tập ăn chơi thì hãy bày lẩu ra thưởng thức, bất kể lẩu gì. Bởi đơn giản, cái nóng nghi ngút của nồi lẩu đang sôi kiểu gì cũng khiến người ta ấm lòng, ấm dạ. Lúc này, cứ tụ năm tụ bảy, xì xụp chan húp thì dù có mưa rả rích ngoài kia cũng chẳng hề hấn gì. Lẩu cá kèo, lẩu mắm,…đều là những món lẩu nức tiếng Quảng Nam, ăn nước thanh, ngọt vị cá, thơm vị thịt kèm những loại rau tươi mùa nước lên thì chẳng còn gì bằng.

Nguyên liệu:

  • 500g thịt gà
  • 300g tôm
  • 500g mực
  • 500g nghêu
  • 200g thịt bò
  • 3 bìa đậu phụ
  • 3 quả trứng vịt lộn
  • 1 trái ngô ngọt
  • 1kg xương heo
  • 1 củ hành khô
  • 1kg bún
  • Gia vị: Ớt, sa tế, sả, hạt nêm, mì chính, muối, dầu ăn.
  • Rau ăn lẩu thập cẩm: Nấm kim châm, đậu bắp, ngải cứu, rau muống, cải cúc, cải ngồng, cà chua.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu thịt, hải sản
    • Đầu tiên, bạn chà xát muối lên bề mặt thân gà, rửa lại nhiều lần với nước để khử sạch mùi tanh rồi chặt thành miếng nhỏ vừa ăn.
    • Tiếp theo, bạn rửa sạch thịt bò, mực, tôm thật sạch, cắt thịt bò thành lát mỏng, cắt mực thành từng khoanh nhỏ.
    • Rửa sạch, cắt thịt bò thành lát mỏng để nấu lẩu thập cẩm (Ảnh: Internet)
    • Với nghêu, bạn cho vào ngâm trong âu nước vo gạo trong khoảng 1-2 tiếng, vớt ra. Bạn bày tất cả các nguyên liệu lên đĩa để làm lẩu thập cẩm.
  • Bước 2: Sơ chế các loại rau ăn kèm
    • Sau đó, bạn cắt bỏ phần gốc của nấm kim châm rửa sạch với nước muối pha loãng. Lần lượt nhặt bỏ lá úa vàng, gốc rễ của các loại rau ăn kèm, ngắt khúc ngắn vừa ăn rồi rửa sạch để trên rổ cho ráo nước.
    • Kế đó, bạn rửa miếng đậu phụ, cắt thành miếng vuông nhỏ. Lưu ý, khi thực hiện thao tác này, bạn cần thật nhẹ tay để đậu phụ không bị nát.
    • Tiếp theo, bạn bóc vỏ hành tím, đập dập rồi băm nhỏ. Rửa sạch, bổ cà chua thành múi cau, cắt ngô ngọt thành từng khoanh ngắn, cắt sả thành lát mỏng là đã hoàn tất công đoạn sơ chế trong cách làm lẩu gà thập cẩm.
  • Bước 3: Nấu nước lẩu
    • Sau đó, bạn rửa sạch xương heo với nước muối pha loãng và chần sơ qua với nước sôi trong khoảng 5 phút để khử sạch mùi hôi. Lúc này, bạn cho xương vào nồi nước lớn, bắc lên bếp ninh khoảng 30-45 phút để tạo vị ngọt tự nhiên cho nước lẩu.
    • Tiếp tục, bạn bắc nồi có 1 muỗng canh dầu ăn lên bếp đun sôi rồi cho hành tím băm vào phi thơm, thêm cà chua bổ múi cau, sả cắt lát vào xào thơm. Sau đó, bạn đổ nước dùng vừa ninh xong sang, tiếp tục đun. Khi nước sôi, bạn đập 3 quả trứng vịt lộn vào cùng, hạ lửa nhỏ rồi cho sa tế và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

7. Cá hố kho rim

Cá mua về rửa cách, cắt khúc vừa ăn rồi để cho ráo nước. Xếp cá vào nồi, ướp gia vị gồm nước mắm, tỏi, củ nén và ớt giã nhuyễn, thêm ít dầu phộng, đường rồi để cá ngấm trong khoảng 30 phút. Trong lúc ướp thỉnh thoảng dùng muỗng đảo đều để miếng cá dễ thấm gia vị hơn. Để món rim dậy mùi, nhiều người thường còn cho thêm ít mỡ hành, tóp mỡ vào ướp cùng. Cá hố kho rim ăn cùng cơm trắng, dưa chua thì tuyệt vời, thưởng thức một lần là không thể quên được vị cá thơm, dưa rim mặn mặn, chua chua nức lòng.

Nguyên liệu:

  • 400gr cá hố (chọn lấy phần thân dày nhất của con cá, không lấy phần đầu và đuôi
  • 1 trái ớt đỏ
  • 2 trái ớt xanh
  • 1 củ tỏi nhỏ
  • 1 mẩu gừng nhỏ
  • Tinh bột ngô
  • Gia vị: nước tương, rượu nấu ăn, nước mắm, đường, tiêu

Cách làm:

  • Bước 1: Cá hố rửa sạch cắt khúc, ướp với một chút tiêu, rượu trong 15 phút.
  • Bước 2: Sau đó rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn giấy thấm khô nước. Tiếp theo, bạn phủ lên khúc cá lớp tinh bột ngô mỏng.
  • Bước 3: Ớt xanh, ớt đỏ băm nhỏ. Gừng gọt vỏ thái miếng, tỏi bóc vỏ đập dập. Bạn làm nóng chảo dầu trên bếp, cho tỏi và gừng vào chảo xào.
  • Bước 4: Tiếp đến, bạn cho cá đã tẩm lớp bột vào chiên vàng hai mặt. Sau khi cá vàng hai mặt, bạn thêm nước tương, một chút rượu, ớt băm nhỏ và một ít nước vào chảo đun trên lửa nhỏ 6-7 phút để cá ngấm gia vị.
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn thêm một chút nước mắm, đường kho cho nước sền sệt khô lại là được.

 

8. Bánh chuối chiên

Bánh Chuối chiên là một món ăn ngon được rất nhiều người ưa thích, đây là một món ăn có hương vị ngọt ngon và béo ngậy và có cách làm vô cùng đơn giản. Chẳng ai có thể cầm lòng trước mùi thơm hấp dẫn từ những quầy hàng chuối chiên ven đường. Bánh chuối chiên ở đây được làm từ nguyên liệu chính là bột và chuối như bình thường. Có ít vị bùi của khoai lang sợi, vị béo ngậy của dầu khiến lòng bạn thêm ấm áp. Trời mưa lạnh lạnh mà ăn miếng bánh chuối chấm sữa đặc thì còn gì tuyệt bằng.

Nguyên liệu:

  • Chuối sứ chín: 10 quả.
  • Bột mì: 50g.
  • Bột gạo: 100g.
  • Vani tạo mùi thơm: 2 ống.
  • Gia vị: Đường, muối, dầu ăn…
  • Dụng cụ: Bếp, chảo chống dính, dao – thớt, bát tô…

Cách làm:

  • Bước 1: Pha bột
    • Chuẩn bị một bát tô lớn, đổ bột mì và bột gạo lại trộn đều.
    • Rót nước lọc vào tô bột thật chậm để khi trộn bột không bị vón cục, khuấy đều đến khi cảm thấy hỗn hợp bột đặc sệt là được.
    • Sau khi trộn xong bột, cho ½ thìa cà phê muối, 1 muỗng canh đường, 2 ống vani vào khuấy đều và để bột nghỉ khoảng 30 phút ở nơi thoáng mát.
  • Bước 2: Sơ chế chuối
    • Chuối rửa sạch, bóc vỏ và cắt làm 2 nếu là quả lớn, nếu là quả nhỏ thì để nguyên.
    • Tiếp theo, cho chuối vào bọc ni lông và bắt đầu ép nhẹ chuối bằng cây lăn sao cho chuối hơi bẹp ra.
    • Lưu ý: Không nên ép mạnh tay, bởi như vậy sẽ làm chuối nát và không chiên được.
  • Bước 3: Chiên bánh
    • Nên sử dụng chảo lòng sâu và chống dính để hạn chế tình trạng bánh dính chảo và dầu bắn ra bên ngoài, giúp quá trình chiên dễ dàng hơn.
    • Bật bếp và đổ ngập dầu vào chảo, đợi đến khi dầu sôi là được.
    • Sau khi dầu đã sôi nóng, bạn gắp miếng chuối nhúng sang phần bột vừa ủ trước đó sao cho chuối đã được bao phủ đầy bột, nhấc cao miếng chuối tẩm bột, chờ bột thừa rơi lại vào bát tô rồi cho vào chảo chiên.
    • Khi chiên, cần để lửa nhỏ, tuyệt đối không để lửa to bởi sẽ làm cháy bánh.
      Nếu thấy bánh chuyển sang màu vàng ruộm, hãy vớt ra và để vào đĩa có giấy thấm dầu hoặc khay hứng dầu.

Một lúc nào đó, nếu có dịp các bạn hãy đặt chân đến mảnh đất miền Trung cùng Top1quangnam.com thưởng thức những món ăn tuy đơn giản những vô cùng hấp dẫn này.

 
 
 

 

Để lại một bình luận